Tư vấn phun thuốc khi lúa trổ bông cho bà con nông dân Việt

Pha-thuoc-tru-sau

Trong giai đoạn lúa trổ bông, nông dân luôn phải đầu đầu vì hàng loạt loại bệnh xuất hiện trên cây lúa gây ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng của nông sản. Bài viết dưới đây, IDrone gửi đến các bạn đọc giả những thông tin chi tiết về quy cách phun thuốc khi lúa trổ bông.

Các loại bệnh cây lúa thường gặp trong giai đoạn trổ bông

Dưới đây là một số loại bệnh trên cây lúa thường gặp gây nguy hại đến sản lượng của các vụ. 

Sâu cuốn lá nhỏ

Vào khoảng thời gian lúa đẻ nhánh, trổ bông thường xuất hiện loại bệnh sâu cuốn lá nhỏ. Chúng phát sinh hai lứa trong 2 giai đoạn trên. Loại sâu này thường sinh sôi và phát triển ở mật độ cao, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, năng suất của cây lúa giảm đi đáng kể.

Sâu đục thân bướm 2 chấm

Sâu đục thân cũng thường phát sinh hai lứa. Lứa đầu là sâu non, ảnh hưởng đến giai đoạn lúa đẻ nhánh. Vào lứa hai, tại thời điểm ôm đòng – trỗ bông sâu phát triển ở mật độ rất cao, lây lan nhanh. Chính vì những điều này, bạn nên theo dõi cánh đồng của mình hằng ngày nhé

Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn

Khi thời tiết thay đổi, những cơn giông đầu mùa bắt đầu đổ xuống cùng với gió mạnh vào thời điểm trổ bông. Thời điểm này, lúa đã trổ bông thì thường xuất hiện bệnh bạch lá và đốm sọc vi khuẩn hại cho cây trồng.

Công dụng phun thuốc khi lúa trổ bông

Vì sao lại phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật? Lợi ích của loại thuốc này là gì? 

Tại miền bắc, vào những khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi những đợt không khí lạnh. Đây là thời điểm thuận lợi để các vi sinh vật phát sinh.

Với bất kỳ người nông dân nào, trang bị cho mình kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật chưa bao giờ là lãng phí. Không thể phủ nhận những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật mang lại cho cây trồng. Chúng giúp người nông dân diệt trừ được sâu bệnh hại, chặn được thiệt hại trong thời gian ngắn. Điều này khẳng định thuốc trừ sâu rất quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc vừa an toàn và vừa hiệu quả thì cần đến các quy tắc nhất định trong cách sử dụng. Áp dụng quy tắc 4 đúng trong sử dụng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng thuốc và đúng cách. Việc tuân thủ những điều trên giúp đảm bảo hiệu quả của thuốc trên cây trồng cũng như an toàn cho người phun thuốc, kiểm soát được ảnh hưởng của thuốc với môi trường đất và không khí.

Phun thuốc khi lúa trổ bông nên phun thuốc gì?

Với bất kỳ loại thuốc nào đi nữa, máy bay phun thuốc điều khiển từ xa đề hỗ trợ được cho nông dân. Điển hình là chiếc DJI Agras T10, sản phẩm phun thuốc này giải quyết dứt điểm việc nông dân tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Cạnh đó với hệ thống thông minh từ máy có thể kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chỉ bằng bộ điều khiển nhỏ. 

Với một số bệnh dưới đây, IDrone Việt Nam gợi ý một số loại thuốc phù hợp. 

Bệnh đạo ôn cổ bông thường sử dụng loại thuốc Isoprothiolane, Tricyclazole, Map Famy,… Thích hợp khi phun trước khi lúa trổ từ 5 – 7 ngày. 

Bệnh bạc lá vi khuẩn nên sử dụng loại thuốc kháng sinh Streptomycin, Xanthomix, Sasa,… giúp ngăn chặn kịp thời sâu bệnh phát triển.

Bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng phun các loại như Applaud, Chess, TT-Led 70WG,… loại sâu bệnh này làm cây lúa bị vàng úa, dễ dàng lan rộng trong thời gian ngắn.

IDrone Việt Nam tin rằng, bằng tất cả sự hỗ trợ từ công nghệ, sản phẩm máy bay không người lái sẽ giúp đỡ người nông dân vô cùng hiệu quả vào thời điểm phun thuốc khi lúa trổ bông nói riêng và chăm sóc cây trồng nói chung. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55