Top 7 loại sâu bệnh trên cây súp lơ và cách phòng trừ

sâu bệnh trên cây súp lơ

Súp lơ là một loại rau rất được ưa chuộng và thường gặp trong các bữa cơm gia đình. Bởi vì nó có chỉ số calo thấp và giàu thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ của con người. Tuy nhiên các loại sâu bệnh gây hại trên cây súp lơ cũng khá nhiều. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc top 7 loại sâu bệnh trên cây súp lơ.

1. Sâu xám

Sâu xám thường gây hại khi cây súp lơ còn nhỏ. Đối tượng này phát sinh mạnh trong thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Sâu non mới nở gặm nhấm biểu bì lá cây. Sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn gốc cây. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong đất.

2. Sâu tơ

Sâu tơ là loại sâu nguy hiểm. Chúng phát sinh và gây hại liên tục quanh năm nhưng mạnh nhất vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Sâu tơ trưởng thành nhỏ, thân dài khoảng 6-7mm, sải cánh rộng 12-15mm màu nâu xám.  Ngài đực trên cánh có dải màu trắng, ngài cái có dải màu vàng chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh. Khi đậu cánh áp sát thân. 

Trứng hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4-5mm. Sâu non màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5-6mm, nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp.

Sâu tơ gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở giai đoạn rau mới trồng. Sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì phiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt.

3. Bệnh thối gốc

Ban đầu là những vết nứt thối trũng xuất hiện trên gốc, thân cây. Sau này có thể xuất hiện trên lá, có hình đốm tròn màu nâu nhạt. Những cây bị bệnh thường có kích thước nhỏ hơn.

Các vết thối mục lan rộng và bao lấy thân phía trên mặt đất, làm cho cây bị héo và đổ. Thân cây khô và hoá gỗ, mô cây chuyển màu đen, đôi khi có viền đỏ tía. Bệnh gây hại cho cả cây con và cây lớn.

Điều kiện phát sinh, phát triển: Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 150 độ C và ẩm độ không khí cao. Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống và tàn dư cây bệnh.

4. Bệnh cháy lá

Bệnh cháy lá súp lơ là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây 

qua vết thương do côn trùng hoặc cơ giới, gió mưa.

Đây là bệnh rất hay gặp trên cây súp lơ, nó gây hại trên cả cây giống lẫn cây đã lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Trên cây giống, lá bị nhiễm bệnh sẽ chuyển sang màu vàng và rụng trước khi cây lớn. Trên cây súp lơ trưởng thành, vết bệnh xuất hiện trên rìa lá, vết bệnh có màu vàng hình chữ V với mũi nhọn hướng vào trong. Vết bệnh lan dần ra giữa lá làm cho lá dần chuyển thành màu nâu, các mô cây sẽ bị chết.

5. Bệnh sương mai

Bệnh do nấm Peronospora parasitica gây ra.

Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bán nguyệt xuất hiện ở mép lá hoặc cuối cuống lá, vết bệnh ban đầu có màu xanh tối hoặc vàng nâu, sau chuyển thành màu đen, giữa mô bệnh sẽ có lớp mốc xám bao phủ lên. Được một thời gian thì vết bệnh khô lại, chuyển thành màu nâu hoặc màu đen. Các vết bệnh ngày càng lan rộng và liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng.

6. Bệnh lở cổ rễ

Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bông súp lơ. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ trong đất tăng cao.

Dấu hiệu nhận biết: Phần thân tiếp giáp mặt đất xuất hiện những vết lõm sâu, màu hơi sẫm. Cây bị bệnh sẽ kém phát triển, bông nhỏ. Nặng thì có thể bị héo và chết. Toàn bộ bông súp lơ bị hại có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên vị trí bị thối có các hạch nhỏ màu nâu.

7. Bệnh sưng rễ

Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae. W gây ra.

Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây (rễ chính và rễ bên). Bộ phận rễ bị biến dạng sưng phồng lên, có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ nhiễm bệnh.

Cây bị bệnh sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, có biểu hiện héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng toàn thân cây héo rũ kể cả khi trời mát, lá chuyển màu xanh bạc, nhợt nhạt, héo vàng và cây bị chết hoàn toàn.

Nấm bệnh tấn công vào vùng rễ, gây biến dạng, làm giảm khả năng hút nước, dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cây, dẫn đến việc xâm nhập dễ dàng của một số loài nấm, khuẩn gây nên sự thối mục đen toàn bộ rễ cây.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây súp lơ

Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ. 

Chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt. 

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. 

Kiểm tra vườn phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.

Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc).

Bảo vệ các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm….

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu để đạt hiệu quả trừ sâu bệnh tốt hơn.

Đọc thêm: Cách trị sâu bệnh cho rau hiệu quả mà nông dân nên biết

Địa chỉ liên hệ: 

Bà con có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ phun thuốc trừ sâu cho cây trồng có thể liên hệ với công ty Idrone của chúng tôi. IDrone Việt Nam là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về máy bay không người lái, các thiết bị bay nông nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ giúp bà con có được những trải nghiệm tốt nhất về ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu.

Hotline: 0362 113355

Website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55