Bén rễ từ những vùng đất bạc màu ở tỉnh Hậu Giang. Cây tràm dần khẳng định sức sống bền bỉ và giá trị kinh tế đối với nông dân. Những năm gần đây, vườn tràm xuất hiện loại sâu lạ, tuy nhỏ bé nhưng sức “tàn phá” rất lớn. Bài viết này, iDrone.vn mang đến một số thông tin về loài sâu lạ và máy bay phun thuốc cây tràm.
Phát triển kinh tế từ cây tràm
Phát triển lâm nghiệp đã mở ra hướng làm kinh tế mới cho nông dân. Đặc biệt là những vùng canh tác nông nghiệp kém hiệu quả. Trồng cây tràm theo đúng khuyến cáo và kỹ thuật giúp rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Đồng thời giúp tăng năng suất, tăng thêm nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Giúp giải quyết được vấn đề nhân công nhàn rỗi tại địa phương. Trồng cây xanh còn giúp giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất…
Tràm được thu mua nhiều, đầu ra khá ổn định do nhu cầu thị trường phong phú, có thể dùng đóng cừ, làm gỗ, giấy… Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nên người trồng tràm chỉ mất 3,5 năm là thu hoạch. Hiện thương lái mua tràm cây của bà con nông dân từ 3 năm tuổi trở lên, với giá 130-180 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, nông dân trồng tràm còn lợi nhuận từ 70-100 triệu đồng/ha.
Xuất hiện loài sâu ăn lá lạ tấn công vườn tràm
Loài sâu lạ này được mô tả có thân hình rất nhỏ, chỉ bằng chân nhang. Khi có tiếng động, phần sau của con sâu lạ bám chặt lá cây, phần đầu thì lắc liên tục. Do nhiều con sâu làm động tác trên cùng lúc, ngọn tràm “mảnh mai” làm rung cả cây tràm.
Nguyên nhân sâu bệnh bùng phát là do cây tràm có giá trị kinh tế cao. Để rút ngắn thời gian trồng, nông dân canh tác theo kiểu thâm canh. Nhất là việc bón phân đạm cho cây mau lớn và phun, xịt các loài thuốc trừ sâu nhiều. Từ đó, làm mất cân bằng hệ sinh thái, tiêu diệt thiên địch. Điển hình như: kiến vàng và các loại ong ký sinh làm sâu bùng phát mạnh trên diện rộng. Bướm đẻ trứng trên lá tràm nhưng không bị loài nào ăn. Sâu sau đó xuất hiện với số lượng nhiều, ăn hết là tràm non.
Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật (thuộc Cục Bảo vệ thực vật) đã đưa ra nhận định. Sâu hại tấn công cây tràm vừa qua có tên khoa học là Targalla delatrix (Gunee), họ Noctuidae, bộ Lepidoptera. Hiện chưa định danh tiếng Việt.
Nâng cao hiệu quả tiêu diệt sâu ăn lá nhờ máy bay phun thuốc cây tràm
Trước mắt, để bảo vệ rừng tràm, người dân cần thực hiện các bước, như: thường xuyên làm cỏ để hạn chế sâu làm nhộng. Cắt cành, tỉa cây làm thông thoáng vườn tràm để bướm ít đẻ trứng. Hạn chế việc thâm canh trong canh tác cây tràm. Không bón thừa phân đạm tạo bộ lá xum xuê, sâu sẽ phát sinh nhiều. Nên tìm hiểu và bón cân đối phân NPK.
Cần đảm bảo cân bằng hệ sinh thái. Khi phát hiện sâu với mật số cao trên rừng tràm 1-2 tuổi, nên phun thuốc trừ sâu sinh học. Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối vì thời gian này sâu ra ăn lá nhiều.
Máy bay phun thuốc cây tràm DJI Agras T30 từ iDrone giúp nông dân dễ dàng kiểm soát lưu lượng thuốc BVTV. Giải quyết nỗi lo về nhân công và thời gian phun thuốc. Với bộ điều khiển từ xa, chỉ cần 1 nhân công đã có thể phun thuốc cho vườn tràm lớn. Hiệu suất phun cao, đạt 15-20 phút/ha. Trang bị vòi phun kép cho giọt li ti dễ thẩm thấu, tiết kiệm lượng nước và thuốc tối đa. Bộ cảm biến thông minh phát hiện chướng ngại vật và tránh các vật cản. Giúp máy bay hoạt động tốt hơn trong điều kiện địa hình xấu.