Thời gian phun thuốc diệt cỏ trên lúa như thế nào là hợp lý?

thời gian phun thuốc diệt cỏ

Tình trạng lạm dụng thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp Việt Nam đang là vấn đề đáng lo ngại. Trong đó canh tác lúa được cho là dùng thuốc diệt cỏ nhiều nhất. Thời gian phun thuốc diệt cỏ trên lúa như thế nào cho đúng nguyên tắc? Mời bà con cùng theo dõi bài viết sau:

Thuốc diệt cỏ và thực trạng sử dụng ở Việt Nam 

Thuốc diệt cỏ (thuốc trừ cỏ) là các chất hóa học được sử dụng để kiểm soát các loài thực vật không mong muốn. Có 2 loại thuốc diệt cỏ. Thuốc diệt cỏ chọn lọc kiểm soát các loài cỏ cụ thể, trong khi không gây hại cho cây trồng. Thuốc diệt cỏ không chọn lọc là loại thuốc diệt toàn bộ cỏ. Loại này thường được dùng để giải phóng mặt bằng chất thải, các khu công nghiệp và xây dựng, đường sắt và kè đường sắt như họ giết tất cả các nguyên liệu thực vật mà chúng tiếp xúc.. 

Thực trạng sử dụng thuốc diệt cỏ ở Việt Nam

Theo Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc BVTV nhiều và khó kiểm soát.

Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500 – 700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19.000 tấn. Còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16.000 tấn.

Trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng nhiều và phổ biến do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao. Hiệu quả sử dụng thuốc trừ cỏ đạt trên 75%.

Thuốc diệt cỏ dùng trên mọi đối tượng cây trồng. Trong đó thuốc diệt cỏ dùng trên lúa là nhiều nhất. Việc sử dụng thuốc BVTV nói chung và thuốc trừ cỏ nói riêng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, không đúng kỹ thuật. 

Thời gian phun thuốc diệt cỏ cho lúa như thế nào?

Khi sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”:

a) Dùng đúng loại thuốc trừ cỏ

– Nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm đều có chất an toàn đối với cây lúa (Sofit 300 EC, Prefit 300EC, Vifiso 300EC, Sonic 300EC,…). Đối tượng phòng trừ là các loại cỏ mọc từ hạt (hạt cỏ chưa nảy mầm) như cỏ lồng vực, đuôi phụng, nhóm cói lác và một số cỏ lá hẹp,…

– Nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm và hậu nảy mầm muộn: Thường khả năng an toàn đối với cây lúa không cao, nhất là điều kiện nhiệt độ thấp <180C (Sunrice 15 WDG, Sirius 10 WP, Topgun 700WP, Clincher 10 EC, Nominee 10SC, Pyanchor 3EC,…). Đối tượng phòng trừ là các loại cỏ đã nảy mầm như cỏ lồng vực, đuôi phụng, cói lác và cỏ lá rộng (cỏ dừa, rau sam, rau bợ, cỏ me, …).

b) Dùng thuốc trừ cỏ đúng lúc, đúng thời điểm (thời gian phun thuốc trừ cỏ)

– Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun sau khi gieo sạ từ 0-3 ngày. Tốt nhất nên phun ngay sau khi sạ xong hoặc sáng sạ chiều phun thuốc.

– Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm phun khi cỏ đã mọc từ 1-2 lá. Tương đương sau khi gieo sạ 4-7 ngày. Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn thì phun khi cỏ mọc từ 2,5-3 lá. Tương đương sau khi gieo sạ 8-12 ngày.

– Không phun khi thời tiết nắng nóng hoặc trời chuẩn bị mưa to, gió lớn, không phun chồng lối. Nhất là đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm không có chất an toàn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa, hiệu lực phòng trừ không cao.

c) Dùng thuốc trừ cỏ đúng liều lượng, nồng độ

– Đối với thuốc trừ cỏ dạng nước: Liều lượng phun từ 1,0-1,2 lít/ha. Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm liều lượng phun 0,6-0,8 lít/ha. 

– Đối với thuốc trừ cỏ dạng bột, cốm: Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm liều lượng phun 1,0-1,2 kg/ha. Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (Sunrice 15WDG, Sirius 10WP,…) liều lượng phun 0,8-1,2 kg/ha. Lượng nước phun từ 320-400 lít/ha.

– Nếu pha liều lượng, nồng độ cao hơn quy định hoặc phun chồng lối, một số loại thuốc trừ cỏ có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa như vàng lá, xoắn lá, có thể gây chết lúa. Nếu pha liều lượng nồng độ thấp hơn quy định thì cỏ sẽ không chết, hiệu quả trừ cỏ của các loại thuốc sẽ thấp.

d) Dùng thuốc trừ cỏ đúng kỹ thuật

– Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm khi phun giữ ẩm trong ruộng lúa. Không để ruộng khô nước, nứt nẻ, không để nước đọng cục bộ trên ruộng. Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm khi phun thuốc phải có một lớp nước mỏng 1-2cm. Không để nước ngập ngọn cỏ để cỏ tiếp xúc với thuốc, sau phun thuốc khoảng 1-3 ngày đưa nước vào ruộng. Giữ mức nước từ: 2-4 cm trong thời gian 5-7 ngày.

– Không được trộn thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm. Không trộn hỗn hợp thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu, trừ bệnh và các loại phân bón lá để phun. Vì nó sẽ giảm hiệu lực thuốc trừ cỏ và tăng tính kháng thuốc của sinh vật gây hại.

– Khi phun mở béc phun nhỏ, mịn, béc phun cách mặt ruộng từ 20-25cm. Đi chậm, phun phủ kín mặt ruộng và không bị chồng lối để tăng hiệu lực phòng trừ cỏ dại.

– Đọc kỹ nhãn hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Tránh sử dụng thuốc nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến cây lúa. Sử dụng thuốc cỏ đúng chủng loại, đúng đối tượng phòng trừ và thời gian quy định.

Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc diệt cỏ

Sử dụng máy bay không người lái vào phun thuốc diệt cỏ sẽ giúp bà con nông dân tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt nó giúp tiết kiệm chi phí về thuốc, nhân công. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường đất và nước. Bảo vệ sức khỏe của con người. 

Các sản phẩm máy bay phun thuốc diệt cỏ phổ biến hiện nay là DJI Agras T10, DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras MG-1P… Hiện nay công ty Idrone Việt Nam cũng đã thành lập các trạm phun dịch vụ trên toàn quốc. Bà con quan tâm sản phẩm có thể liên hệ để được tư vấn.

Hotline: 0362.11.33.55

Website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

https://www.facebook.com/idrone.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55