Tháng 9 mùa lúa chín Sapa cũng mang về cho người nông dân nơi đây nguồn thu nhập lớn từ những thửa ruộng bậc thang vắt vẻo trên các sườn đồi. Hãy cùng Idrone Việt Nam tìm hiểu về giống lúa Séng Cù tạo nên cánh đồng vàng ở Sapa.
Đặc điểm sinh học của giống lúa tạo nên mùa lúa chín Sapa
Giống lúa Séng Cù có thời gian sinh trưởng từ 100 – 115 ngày, cao cây, cứng rạ, chống chịu hạn tốt, hạt dài và trong. Hạt gạo Séng Cù thơm ngon, dẻo, hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong đó vitamin B1 cao gấp 4 lần các gạo thông thường khác. Đặc biệt, gạo có tỷ lệ mối mọt và côn trùng thấp.
Lúa Séng Cù được gieo chủ yếu vào từ tháng 7 tới tháng 10. Khi nào có gió heo may thì thu hoạch. Vào vụ chiêm xuân thời điểm cấy từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Nông dân thu hoạch vào khoảng tháng 5, 6. Năng suất bình quân vụ chiêm 50 tạ/ha, vụ mùa 40 tạ/ha. Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với địa phương phục tráng giống lúa Séng Cù và chuyển giao cho Trung tâm Giống của tỉnh Lào Cai để nhân giống cung cấp cho sản xuất.
Gieo cấy và chăm sóc lúa Séng Cù
Giao cấy
Yêu cầu ruộng sản xuất: Nông dân chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, hệ thống tưới tiêu, sạch cỏ dại, không có lúa vụ trước mọc lại. Lưu ý, ruộng phải ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Phải cày bừa đất kỹ sạch cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác. Đặc biệt chú ý xử lý rơm rạ, cỏ rác làm đất sớm để tính hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sau cấy.
Hạt giống phải được đãi và ngâm trong nước sạch và ấm đến khi no nước, sau đó rửa thật sạch (nắm trong tay nước không còn nhờn, ngửi không còn chua), để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28-350C. Trong quá trình ủ cần thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp. Khi hạt nảy mầm đạt yêu cầu thì đem gieo. Khi cấy tuổi mạ đạt 5,0-6,0 lá. Cấy 1 dảnh (không tính ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, theo băng. Mật độ : 40-45 cây/m2.
Chăm sóc lúa Séng Cù
Lượng phân bón cho 8-10 tấn phân hữu cơ hoai mục, 200-240 kg đạm urê, 450 – 500kg lân supe và 170-200kg Kali.
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 40% Đạm urê + 30% kg Kali
+ Bón thúc lần 1 (Sau khi cấy 7 ngày) 40% Đạm urê + 40% kg Kali
+ Bón thúc lần 2 ( Bón đón đòng) : Bón 20% Đạm urê + 30% kg Kali
Tưới nước: Sau khi cấy giữ lớp nước 3 – 5cm cho lúa hồi xanh. Sau đó thường xuyên giữ nước ở mức 2 – 3cm. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 – 7 ngày. Sau đó tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày rút kiệt nước.
Phun thuốc trừ sâu
Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh chính trong từng giai đoạn như bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu,… Đồng thời, nông dân tích cực trừ chuột. Cần phun phòng bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh nghẹt rễ, sâu cuốn lá, ruồi đục nõn, trong thời kỳ lúa đẻ nhánh.
Trong thời kỳ lúa đứng cái, làm đòng nông dân chủ động phun các loại thuốc phòng trừ bệnh bạc, khô vằn, rầy như, Xanthomix, Gà nòi, Vi da…cho cả dòng bố và dòng mẹ.
Trước khi lúa trỗ 4-5 ngày, cần phun phòng các loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, rầy….. Trong thời gian gạt phấn không nên sử dụng thuốc BVTV.
Có nên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa trên ruộng bậc thang.
Với đặc điểm ruộng bậc thang nằm vắt vẻo trên những sườn đồi cao. Người nông dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, ít người và sống rải rác. Chính vì vậy việc sản xuất ra những cánh đồng lúa rất khó khăn. Nếu có thể áp dụng máy bay nông nghiệp như T20, T30 do công ty IDrone Việt Nam phân phối, để canh tác lúa thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn. Bởi vì ưu điểm của máy bay nông nghiệp là phù hợp ở những khu vực đồi núi, giao thông không thuận tiện, dân cư thưa thớt. Nó có thể chinh phục mọi địa hình từ bằng phẳng đến phức tạp như đồi dốc, ruộng bậc thang. Đặc biệt IDrone Việt Nam đã có rất nhiều trạm dịch vụ trên toàn quốc và có thể sẵn sàng hỗ trợ người nông dân khi cần.
Hotline: 0362.11.33.55
Website: https://idrone.vn/
Email: contact@idrone.vn
Web: https://www.facebook.com/idrone.vn/