Đọc ngay thông tin để phòng trừ sâu năn hại lúa hiệu quả

sâu năn hại lúa

Từ lâu, sâu năn hại lúa (Muỗi hành ) là đối tượng gây hại khá phổ biến ở nhiều vùng trồng lúa của Châu Á. Tại Việt Nam, sâu năn hại lúa xuất hiện và gây hại khá phổ biến tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nhận biết sâu năn hại lúa phát triển trên đồng ruộng

Sâu năn hại lúa hay sâu năn  loài muỗi nhỏ, dài khoảng 3-5mm, bụng màu hồng nhạt. Muỗi trưởng thành hoạt động về đêm, sức bay yếu nên thường tập trung từng khu vực. Chúng đẻ trứng rải rác từng quả, rất nhỏ, màu trắng, trước khi nở có màu vàng. Ấu trùng giống như con dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 4-5mm. Nhộng màu hồng, dài 4-5mm, nằm trong ống hành. 

Vòng đời của sâu năn hại lúa từ 25-30 ngày. Trong đó trứng: 3-4 ngày; sâu non: 15-18 ngày; nhộng: 4-5 ngày; trưởng thành: 2-3 ngày. Trứng đẻ từng nhóm 3-4 cái ở phía dưới mặt lá gần gốc lúa. Mỗi con muỗi cái thường đẻ từ 100-200 trứng. Trứng cần có ẩm độ cao (trên 80%) để phát triển và nở. Ấu trùng mới nở có một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày sống trong nước hoặc sống nhờ sương, nước mưa. Sau đó chui qua bẹ lá đục vào đỉnh sinh trưởng.

Đọc thêm: Đối phó với sâu bệnh hại chính trên cây chuối như thế nào?

Làm sao để phân biệt tác nhân hại lúa là Sâu đục thân hay Sâu năn hại lúa?

Sâu năn hại lúa phá hại lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn cuối đẻ nhánh. Khi bị tấn công đỉnh sinh trưởng biến dạng thành “cọng hành” (hay còn gọi ống hành). Khi ống hành đã vươn ra ngoài cũng là lúc sâu non đã hoá nhộng. 

Cần phân biệt triệu chứng thiệt hại do sâu đục thân và sâu năn.

  • Với sâu đục thân đọt lúa cuốn tròn có màu xanh lúc đầu. Sau đó những đọt này héo khô, nắm kéo lên thì đứt ra ngay. Đó là do sâu ăn phá đọt non làm dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được.
  • Với sâu năn, những ống tròn màu xanh lá cây nhạt. Đó là bẹ lá bị biến dạng, phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống. Nắm kéo lên không đứt. Những ống này không chết đi nhưng làm chồi bị nhiễm không trổ bông được. Những bụi lúa bị nhiễm lùn, đâm nhiều chồi, lá xanh thẫm, ngắn, dựng đứng, có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa.

Thành trùng vũ hóa vào ban đêm có thể bắt cặp ngay và đẻ trứng vài giờ sau đó. Ban ngày thường đậu trên các khóm lúa gần mặt nước hay cỏ dại ở bờ ruộng. Thành trùng thường ăn sương đêm để sống, thích ánh sáng đèn và vào đèn nhiều vào những đêm trăng sáng. 

Sâu năn thường tấn công cây lúa giai đoạn đẻ ngạnh trê đến đẻ chồi tối đa. Chồi bị ống hành kích thích cây lúa nảy chồi mới nhưng thường là những chồi vô hiệu, nếu có bông cũng bị lép nhiều.

Những lý do khiến sâu năn hại lúa sinh sôi và phát triển mạnh

  • Thời tiết: Ẩm độ là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng sinh sản của thành trùng và khả năng phát triển của ấu trùng. Ấu trùng sẽ chết nếu không có những giọt sương đêm hoặc những giọt nước mưa giúp chúng bò dần xuống và chui vào đọt lúa, do đó thời tiết mưa nhỏ, sương mù, ngày nắng yếu hoặc trời có mây âm u rất thuận lợi cho sâu năn  phát triển. Ẩm độ 85%-95%, nhiệt độ 26-30oC là điều kiện thuận lợi cho sâu năn  phát triển.  Sâu năn phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng. Thường phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hoặc một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.
  •  Thiên địch: một số loại ong ký sinh cũng góp phần làm ảnh hưởng đến mật số sâu năn  trên đồng ruộng.

Những điểm cần lưu ý để phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa hiệu quả

Ấu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bằng một nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện.

Dảnh lúa bị biến thành ống hành sẽ không trổ bông được nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Nếu bị nhiễm sớm khả năng đền bù cao, ít thiệt hại. Sâu chỉ gây hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng.

Để phòng trừ sâu năn hại lúa hiệu quả, bà con cần:

  • Dùng giống kháng sâu năn.
  • Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy thời vụ đồng loạt.
  • Bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có dảnh bị hại.
  • Sâu năn có nhiều loại thiên địch, nhất là loài ong ký sinh trên sâu non. Thường sau một đợt sâu năn phát sinh rộ mật độ ký sinh cũng tăng làm giảm hẳn mật độ sâu của lứa sau do đó khi sử dụng thuốc phòng trừ cần chú ý đặc điểm này.
  • Dùng thuốc hoá học dạng hạt để rải cho ruộng mạ hoặc nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trước khi cấy. Khi phát hiện có nhiều dảnh bị hại có thể rải thuốc hạt để phòng trừ.

Sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu không người lái của iDrone để đạt hiệu quả tối đa

Hiện nay, máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng phổ biến. Với những lợi ích mà nó mang lại, trong tương lai công nghệ này sẽ ngày càng được nhân rộng và góp phần hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Bà con quan tâm tới sản phẩm máy bay nông nghiệp có thể liên hệ với iDrone Việt Nam. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho bà con những dịch vụ và sản phẩm tuyệt vời nhất. 

Trải qua những năm hoạt động, dịch vụ luôn được bà con ủng hộ và tin tưởng. Những hiệu quả thiết thực mà máy bay mang lại cho nhà nông chính là niềm hạnh phúc của iDrone. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bà con dịch vụ máy bay tốt nhất.

Hãy liên hệ ngay với iDrone để được trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời.

Hotline: 0362.11.33.55

Email: contact@idrone.vn

Website: https://idrone.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55