Sâu bệnh hại khoai lang và cách phòng trị

Sâu bệnh hại khoai lang và cách phòng trị

Khoai lang là loại cây dễ trồng nhưng cũng dễ mắc sâu bệnh. Khi bị sâu bệnh, khoai lang thường bị giảm năng suất củ cũng như gây chất lượng củ kém, không sử dụng được. Hãy cùng Idrone Việt Nam tìm hiểu về các loại sâu bệnh hại khoai lang trong bài viết sau:

Đặc điểm khoai lang

Khoai lang là một loại cây lương thực được trồng lâu đời ở Việt Nam. Nó được xếp hàng thứ 3 sau lúa và ngô. Khoai lang được sử dụng chủ yếu làm lương thực cho người và thức ăn cho gia súc. Mặt khác khoai lang còn là cây thực phẩm, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến công nghiệp tạo ra các mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Hiện nay ở nước ta, khoai lang có mặt ở mọi nơi, từ đồng bằng đến miền núi và ven biển.

Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.

Thành phần dinh dưỡng chính của khoai lang là đường và tinh bột. Ngoài ra còn các thành phần khác như: Protein, các vitamin (vitamin C, tiền vitamin A (caroten), B1, B2…), các chất khoáng (P, Fe…) góp phần quan trọng trong dinh dưỡng của con người.

Các loại sâu bệnh hại khoai lang

Bọ hà hại khoai lang

–  Bọ hà trưởng thành to bằng con kiến đỏ, dài 5-7mm, đầu dài, cánh cứng màu nâu đỏ óng ánh. Chân dài và có màu nâu đỏ. Trứng hình cầu nhẵn bóng.

– Đặc tính sinh học: Bọ hà đẻ trứng đơn lẻ trong các lỗ hổng trong rễ hoặc thân của dây khoai lang. Sau 6 ngày trứng nở thành sâu non và bắt đầu đục vào phần trong của bộ phận bị gây hại. Chúng sẽ tồn tại ở vị trí đó trong khoảng 25-35 ngày rồi hóa nhộng ngay trong rễ.

– Tác hại của bọ hà: sâu non ăn rễ cây gây mất khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi cây của rễ. Các rễ củ bị sâu hại sẽ có mùi hôi, mất hoàn toàn giá trị thương phẩm. Ngoài ra, bọ hà có thể gây hại trên lá làm lá rụng, giảm khả năng quang hợp của cây.

Sâu gập cuốn lá:

Đặc điểm: Bướm nhỏ,mình dài 10mm, màu nâu, có vệt đen trên cánh.

Trứng nhỏ hình ovan, màu vàng nhạt.

Sâu non trên bụng và ngực có các vệt đen trắng nổi bật,đẫy sức dài 15mm.

Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng đơn lẻ từng quả trên lá non.

Tác hại của sâu gập cuốn lá: 

Sâu non nhả tơ gấp mép lá lại thành tổ, nằm trong đó ăn chất xanh để lại lớp biểu bì lá trắng mỏng và gân lá còn xanh giống như viền đăng ten. Phần lớn mỗi lá bị cuốn chỉ có 1 sâu non. Sâu hóa nhộng trong tổ.

Vòng đời: 22-30 ngày, trong đó Trứng : 3-5 ngày; Sâu non : 11-13 ngày; Nhộng :4-7 ngày; Bướm: sống và đẻ trứng: 4-5 ngày.

Sâu đục dây:

– Sâu non nhỏ tuổi đỏ nhạt sau chuyển màu kem với nhiều chấm đen trên mình. Sâu đẫy sức dài 30mm. Nhộng màu nâu đỏ trong đường đục. Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá hoặc trên dây khoai lang. Cái đẻ 150-300 trứng.

– SN đục vào trong dây khoai lang chỗ gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường hầm và đùn phân màu nâu đen xuống chung quanh gốc. Cây sinh trưởng kém và có thể chết. Bị hại vào đầu thời kỳ sinh trưởng sẽ ức chế hình thành củ

Bệnh ghẻ khoai lang

Bệnh xuất hiện chính ở phần thân và lá. Ban đầu vết bệnh xuất hiện với kích thước nhỏ hình bầu dục; có màu trắng xám sau chuyển sang nâu nhạt. Sau đó vết bệnh chuyển sang dạng sần sùi màu nâu xám hoặc nâu tối. Các vết bệnh có khả năng liên kết nhau tạo thành vệt hoặc từng đám bệnh lớn trên thân, cuống lá.

Tại các lá bệnh, phần mặt dưới thường bị co tụm lại thành đám nhỏ trên gân lá và thân chính làm cho chúng nhìn cong queo, teo nhỏ.

Bệnh virus chân chim

Virus chân chim thuộc nhóm Potyvirus, chúng lây truyền vào khoai lang nhờ rệp hoặc do các vết thương cơ giới. 

Bệnh thường gây hiện tượng mất diệp lục khiến lá cây chuyển màu xanh nhạt, lá bị co hẹp hoặc biến dạng. Tại vị trí mép lá có các vết khảm màu xanh thẫm, gân và 2 mép lá có màu lá mạ

Bệnh có thể gây các mép lá và gân lá già chết hoại tử. Trên vỏ củ bệnh tạo thành các vành đai, có vết nứt như chân chim màu nâu đỏ, thịt củ có dạng sợi bấc sau đó chết.

Đọc thêm: Cách trị sâu bệnh cho rau hiệu quả mà nông dân nên biết

Các biện pháp phòng và trị sâu bệnh hại khoai lang hiệu quả nhất

  • Chọn củ giống từ nơi uy tín hoặc từ các ruộng sạch bệnh.
  • Bà con nên xử lý củ giống bằng thuốc BVTV trước khi trồng.
  • Dọn sạch tàn dư trước vụ trồng, kết hợp làm cỏ và vun luống cho khoai lang. Sau thu hoạch cho nước ngập ruộng 1-2 ngày diệt sâu.
  • Tránh gây tổn thương lá, thân cây trong quá trình chăm sóc.
  • Khi cây có dấu hiệu bệnh bà con hãy dùng thuốc BVTV theo hướng dẫn.
  • Phun thuốc lưu dẫn như CAZINON 50 ND, FENTOX 25EC, CAGENT 800WG, ANITOX 50SC, CAHERO 585EC.

Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, bà con nông dân nên ứng dụng công nghệ máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu bệnh cho khoai lang. Công nghệ này giúp bà con tiết kiệm chi phí sản xuất như thuê nhân công, thuốc bảo vệ thực vật, thời gian…. Ngoài ra nó sử dụng được trên mọi địa hình khác nhau và bảo vệ sức khỏe của người nông dân. 

Mọi chi tiết bà con vui lòng liên hệ công ty Idrone Việt Nam:

Hotline: 0362.11.33.55

Website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

https://www.facebook.com/idrone.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55