Đối với người nông dân trồng lúa, để phun thuốc đúng thời điểm, tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì việc nắm bắt quy trình phun thuốc cho cây lúa là điều rất quan trọng. Cùng iDrone.vn tìm hiểu về quy trình phun thuốc cho cây lúa qua bài viết dưới đây.
Quy trình phun thuốc cho cây lúa theo giai đoạn phát triển
Ở mỗi giai đoạn phát triển, cây lúa cần được phun thuốc đúng thời điểm để được bảo vệ và phát triển tốt nhất. Quy trình phun thuốc cho cây lúa cần bắt đầu ngay từ trước khi gieo sạ để đạt hiệu quả tối ưu.
Trước khi gieo sạ 1 ngày, thực hiện phun thuốc diệt ốc bưu vàng. Đây là dịch hại khá nghiêm trọng trong canh tác lúa. Phải có biện pháp phù hợp và mạnh mẽ ngay từ đầu để hạn chế được sự thiệt hại do ốc bưu vàng gây ra.
Sau khi gieo sạ từ 1 đến 3 ngày, phun thuốc xử lí cỏ tiền nảy mầm để phòng ngừa cỏ dại phát triển, cạnh tranh chất dinh dưỡng với mạ non. Tiếp theo đó, tiến hành phun thuốc xử lí cỏ hậu nảy mầm trong khoảng 8 – 12 ngày.
Để phòng bệnh đạo ôn, phun thuốc phòng đợt 1 khi cây lúa khoảng 20 ngày tuổi, sau đó phun tiếp đợt 2 khi lúa đạt 35 – 40 ngày tuổi. Khi lúa đạt 55 – 60 ngày tuổi phun kết hợp thuốc phòng đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá, khô vằn đợt 1. Đợt 2 tiếp tục phun là khi lúa đạt 65 – 70 ngày tuổi. Lần phun cuối cùng là trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày, cần phun một đợt thuốc ngừa bệnh lem lép hạt, vàng lá.
Lưu ý trong quy trình phun thuốc cho cây lúa
Bên cạnh việc lựa chọn một loại thuốc trừ sâu phù hợp với cây trồng và sâu bệnh. Khi đi mua thuốc trừ sâu, hãy chọn những cửa hàng bán thuốc uy tín nhất. Những loại phải được Bộ Nông Nghiệp cho phép sử dụng, đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng để tránh khỏi những rủi ro không đáng có
Ngoài ra, khi phun thuốc cho lúa, cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc – đúng liều – đúng lúc – đúng cách. Cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, áo quần bảo hộ… Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với da, mắt. Kiểm tra kỹ dụng cụ phun, tốt nhất nên rửa kỹ bình phun, vệ sinh sạch hoàn toàn trước và sau khi sử dụng.
Một trong những lưu ý quan trọng khi phun thuốc cho lúa, không nên đứng ngược gió, bởi vì gió sẽ tạt ngược lại vô cùng nguy hiểm. Khi phun thuốc hãy xác định đúng hướng chiều gió trước khi thực hiện phun, không nên phun khi trời gió quá to. Tuyệt đối không ăn, uống trong suốt quá trình phun thuốc và tắm rửa sạch toàn thân sau khi phun xong.
Công cụ hỗ trợ phun thuốc cho cây lúa
Sử dụng bình phun bơm bằng tay hoặc máy, có cần phun dài gắn thêm 1 hoặc nhiều béc phun tùy theo phạm vi muốn phun rộng hay hẹp. Phun bằng bình phun có rất nhiều nhược điểm như tốn nhân công, mất thời gian, phụ thuộc vào thời tiết, mức độ hao hụt lớn nên hiện nay, đã có nhiều phương pháp thay thế.
Một giải pháp mới xuất hiện nhưng đang chứng minh hiệu quả vượt trội là phun thuốc bằng máy bay không người lái. Sử dụng máy bay phun thuốc sẽ giúp tiết kiệm nhân công, thời gian phun nhanh (tốc độ có thể đạt 10 – 15 phút/ha), tiết kiệm lượng thuốc sử dụng, bớt tiêu hao nước và có thể linh động phun bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Ứng dụng máy bay không người lái mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Về cơ bản chúng cho phép người nông dân nhảy qua máy phun thuốc xách tay, bỏ qua xe phun thuốc trừ sâu và tiến thẳng đến máy bay không người lái
Máy bay phun thuốc iDrone với sứ mệnh chăm sóc cây lúa, làm giảm tối đa tác hại của sâu bệnh, cũng là đóng góp to lớn. Áp dụng công nghệ thông minh vào canh tác, lúa gạo Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định vị thế, công sức và nét đẹp của người nông dân trên thị trường lúa quốc tế.
Mong rằng, bài viết trên iDrone.vn đã giúp quý độc giả biết rõ hơn về quy trình phun thuốc cho cây lúa.