Cây cà chua quen thuộc với nhiều bà con trên toàn quốc. Đây là nông sản mang lại giá trị kinh tế cao, có nhiều chất dinh dưỡng với giá thành khá rẻ. Đặc tính của cây dễ trồng, sai quả, nên được bà con ưa chuộng. Mỗi vụ bà con đều chăm chỉ phòng ngừa sâu bệnh hại cà chua.
Sâu bệnh hại cà chua phổ biến là những loại nào?
Có nhiều loại sâu bệnh hại và mỗi loại có những đặc điểm khác nhau. Bà con cần nắm rõ để có những phương án hợp lý trong việc phòng ngừa sâu bệnh. Ngoài việc phun thuốc có thể kết hợp với việc thoát nước đảm bảo, dọn sạch vườn chua khi cần thiết.
Tác hại của những loại sâu bệnh này khiến cây không phát triển được. Quả chất lượng thấp, đồng thời ảnh hưởng đến đất trồng nếu để lâu.
Sâu bệnh hại cà chua – sâu đục trái
Sâu đục trái được biết đến là sâu bệnh quen thuộc đối với tất cả các loại nông sản. Loại sâu này có cách thức hoạt động giống nhau trên các loại cây. Đều là đục vào trái và chui vào bên trong. Trái bị đục dần thối rữa và không phát triển được nữa.
Sâu phát triển mạnh về đêm. Có khả năng sinh sản và bay xa nên thường đẻ trứng rải rác trên lá và ngọn. Sâu non nở ra thì ăn dần các ngọn lá rồi ăn hoa và trái. Trái cây không được phát triển. Thậm chí có thể rụng hoặc thối trong khi quả chưa đến đợt thu hoạch.
Bọ phấn và bọ cưa – sâu bệnh hại cà chua nguy hiểm
Hai loại bọ này đều được bà con đề phòng bằng cách phun thuốc phòng trừ. Đặc điểm chung của những loại bọ đó là đều làm cho cây cà chua yếu dần, héo và cây tự chết. Hoặc là cây bị gió đánh gẫy ngang. Bọ phấn thì hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm và chiều tối. Bọ cưa thì phát triển mạnh vào mùa khô. Cách thức hoạt động đều là chích vào thân cây để cho muội bám vào, tạo thành đốm nâu. Hút dần những dưỡng chất ở trong cây khiến cây yếu dần. Ngoài những loại bọ này còn có sâu xám, sâu khoang, bọ trĩ… đều hại cây trồng rất mạnh.
Sâu bệnh hại cà chua gây bệnh mốc sương
Bệnh mốc sương do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện trên các bộ phận của cây cà chua. Từ lá, ngọn, thân cây và rễ cây. Mốc sương là những vệt trắng như giọt sương xuất hiện trên cây gây ảnh hưởng chất lượng quả.
Để phòng ngừa bệnh này bà con cần lưu ý phun thuốc đúng thời điểm. Thường xuyên vệ sinh ruộng cà chua, xây dựng lối thoát nước hợp lý.
Sâu bệnh hại cà chua gây bệnh héo rũ
Cũng là căn bệnh do nấm gây ra. Bệnh héo rũ có nhiều loại từ cổ rễ, trắng gốc hoặc héo rũ chết vàng. Nếu cây nhiễm bệnh này thì sẽ tự chết dần theo thời gian. Không cho đậu quả. Các bệnh thường gặp khác trên cây cà chua như: héo xanh, lá vòng, xoăn lá, đốm vi khuẩn, bệnh chết cây con trong vườn ươm…
Đối mặt với những sâu bệnh hại cà chua như trên. Bà con luôn băn khoăn đâu là biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất. Để cây trồng được phát triển tối ưu và mang lại năng suất cao cho nhà nông.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại cà chua
Có nhiều biện pháp giúp bà con chăm sóc cây cà chua phát triển tốt nhất. Ngay từ những khâu đầu tiên chọn lựa giống cây trồng, ưu tiên những cây khoẻ, không có mầm bệnh.
- Trồng luân canh cây cà chua cùng các giống cây nước và cây cạn.
- Chọn ruộng có đất tơi xốp màu mỡ dễ thoát nước
- Thực hiện các kỹ thuật làm đất: phơi ải đất, lên luống cao, trộn vôi bột.
- Gieo trồng với mật độ hợp lý, không quá dày cũng không mỏng.
- Chỉ sử dụng phân bón hữu cơ.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết
- Tìm giết sâu non, thu dọn sạch những tàn dư sau mỗi vụ gieo trồng.
- Tỉa bỏ kịp thời những nhánh cây không có tác dụng.
Máy bay phun thuốc nông nghiệp phổ biến tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Được xem là trợ thủ đắc lực cho nhà nông. Hỗ trợ bà con tối ưu trong việc phun thuốc đối với mọi loại cây trồng, mọi địa hình. Bà con quan tâm đến sản phẩm máy phun thuốc này, vui lòng liên hệ với iDrone để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi có trạm dịch vụ trên toàn quốc để bà con trải nghiệm.
Đọc thêm: Chuyên gia nói gì về cách chữa bệnh sâu đục thân cho cây mít
Địa chỉ liên hệ:
Hotline: 0362 113355
Website: https://idrone.vn/
Email: contact@idrone.vn
Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889