Một số sâu bệnh hại mía bà con nông dân cần lưu ý

sâu bệnh hại mía

Sâu bệnh hại mía gây làm giảm năng suất mía và ảnh hưởng đến chất lượng đường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về một số sâu hại phổ biến và biện pháp phòng tránh.

Sâu bệnh hại mía – Bồ hóng

Triệu chứng

Bồ hóng là một sâu bệnh hại mía phát sinh chủ yếu trên lá, đôi khi có trên thân. Ở mặt dưới lá xuất hiện các vệt hoặc các mảng nấm màu đen như muội than. Có trường hợp, xuất hiện lớp muội đen phủ hết mặt dưới phiến lá và một phần mặt trên lá. 

Nấm phát triển trên chất dịch do rệp bông tiết ra. Do đó bệnh này chỉ phát sinh khi ruộng mía có rệp. Nấm không ký sinh trong mô lá để gây hại nhưng các mảng bám (muội than) làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá. 

Các yếu tố như thời tiết nóng ẩm, mật độ trồng dày thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi để cho rệp bông phát triển.

Biện pháp quản lý

  • Bón phân cân đối, hợp lý. Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng.
  • Trong điều kiện mùa nắng, tưới nước đều đặn cho cây để làm giảm sự tiết mật tự nhiên trên nụ và quả non. Đồng thời có thể phun mạnh lên trụ thanh long để rữa trôi bớt lớp mật này.
  • Phun thuốc gốc đồng (Coc 85, Champion,…), Chlorothalonil (Daconil,…) kết hợp phun thuốc trừ sâu trừ rệp sáp, rệp bông, rầy mềm (nếu có). Không cần sử dụng thuốc trừ nấm.
  • Không trồng dày dẫn đến thiếu ánh sáng.
  • Không trồng gần những cây ăn quả khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng.
  • Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm cho cây.
  • Pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho nấm bồ hóng bong, trôi đi.

Sâu bệnh hại mía – Sâu đục thân 4 vạch

Triệu chứng

Sâu non cũng là một loại sâu bệnh hại mía mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu chui vào nách lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách. Điều này làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa. Nên làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió. Đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập. Sâu 4 vạch phá hại mạnh vào mùa mưa cao điểm tháng 7-8 trong năm.

Một số biện pháp phòng trừ 

  • Nông dân trồng hom sạch sâu. Loại bỏ mầm nước vào tháng thứ 8 hoặc thứ 9 sau trồng hoặc tái sinh gốc. Tránh bón quá nhiều đạm và tiêu nước cho ruộng ngập úng.
  • Bóc lá vào các tháng 5, 7 và tháng 9 sau trồng, tái sinh gốc.
  • Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis định kỳ 15 ngày/lần để diệt trứng, mỗi lần thả 50 ngàn ong/ha. Thả từ tháng thứ 3 – 8 sau trồng.

Sâu bệnh hại mía – Sâu đục thân mình tím

Triệu chứng

Sâu đục thấn tím là loại sâu bệnh hại mía cả mùa khô lẫn mùa mưa. Sâu nosau khi nở ra khỏi trứng khoảng 15 phút là sâu non phân tán ngay, thường mỗi cây có từ 1 – 2 con tấn công gây hại. Sâu non tuổi nhỏ đục ăn trong bẹ lá. Khi sâu đến cuối tuổi 2, đầu tuổi 3, sâu mới đục vào phần thịt lóng theo 1 đường đục rất thắng từ dưới lên trên. Bệnh gây ra triệu chứng ngọn teo. Trong quá trình gây hại, sâu rất ít khi đục ra ngoài. Phân sâu nén trong đường đục, chỉ đến khi gần hoá nhộng. Sâu mới đục 1 lỗ vũ hoá ở phần thân ngọn và chui trở lại đáy đường đục để hoá nhộng.

Một số biện pháp phòng trừ 

  • Giai đoạn cây con 4 – 6 tháng sau trồng hoặc thu hoạch, có thể dùng các loại thuốc Diaphos 50 ND, Vibasu 40 ND, Padan 95 SP, Diaphos 10 H, Padan 4 H v.v… phun hoặc rải cục bộ, có chọn lọc cho những đoạn mía bị hại (triệu chứng héo lá bên), từ 3 – 5 lần cách nhau 14 ngày. 
  • Dùng bẩy đèn bắt trưởng thành vào 2 thời điểm rộ: Tháng 3, 4 và tháng 8, 9.

Sâu bệnh hại mía – Sâu đục thân mình hồng lớn, bướm cú mèo

Triệu chứng

Sâu non phá hại vào mùa mưa, mưa càng nhiều sâu phá hại càng mạnh, phá hại trên mía mầm là chính. Khi mới nở, sâu tập trung và gặm bên trong lá, tuổi 2-3 thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bị héo.

Một số biện pháp phòng trừ

  • Chặt, cắt bỏ ổ sâu định kỳ kể từ đầu vụ mía & giữ cho ruộng luôn sạch cỏ. Diệt chồi vô hiệu ở giai đoạn mía 7 – 8 tháng tuổi, hạn chế sâu đẻ trứng, nhân nhanh số lượng.
  • Ruộng trồng mới: Bón lót Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H cùng với phân lót ngay khi trồng, liều lượng dùng khoảng 30 – 45 kg/ha.
  • Rải thuốc Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H ở giai đoạn bị hại nặng hoặc đầu giai đoạn vươn lóng mạnh hoặc 90 ngày sau trồng, liều lượng dùng khoảng 35-40 kg/ha, rải dọc theo hàng mía, dùng cuốc cày vun lấp thuốc, sau đó tưới ẩm nếu cần. Có thể trộn 30 kg thuốc Diaphos 10 H + 50 kg cát, sau đó rắc thuốc lên ngọn lá ở giai đoạn mía vươn lóng mạnh. Tập trung thuốc rắc cho những cây bị hại.

Máy bay phun thuốc là thiết bị được xem trợ thủ đắc lực của nhà nông. Sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao thích hợp cho mọi địa hình. Giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí tương đối lớn. Phổ biến trong vòng vài năm trở lại đây, thiết bị được iDrone mở nhiều trạm dịch vụ trên toàn quốc.

Địa chỉ liên hệ

Hotline: 0362 113355

Website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55