Cây vải là một trong những loại cây đặc sản của khu vực miền Bắc. Trái cây thơm ngon mang đến kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên việc chăm sóc luôn gặp nhiều khó khăn. iDrone giới thiệu đến nông dân loại máy bay phun thuốc cho cây vải giúp mọi người hạn chế tối đã sâu bệnh hại.
Các loại bệnh trên cây vải gây thiệt hại về năng suất
Dưới đây là một số loại bệnh gây thiệt hại cho cây vải và thường xuất hiện khiến người nông dân lo lắng.
Bệnh sương mai ở quả vải
Khi nhiễm bệnh này, quả vải xuất hiện các đốm nâu có dạng thấm nước. Sau đó, thịt quả vải bị lõm xuống, chuyển sang màu trắng và quả bị hỏng ngay.
Cây ít bị bệnh này nếu vào giai đoạn quả vải gần rộ, vào thời tiết khô nóng. Đến mùa mưa nhiều, trời nhiều sương, nhiệt độ từ 25 – 27 độ C thì cây có tỉ lệ mắc bệnh cao.
Bệnh mất màu ở quả vải
Loại bệnh này làm vỏ của quả vải lúc chín không có màu đỏ tươi đẹp và các màu lại không đồng nhất với nhau. Khi bệnh nặng, trên vỏ sẽ xuất hiện các đốm màu đen. Lâu dần bệnh thâm nhập vào thịt vải gây thối. Bệnh phát sinh nhanh nhất khi thời tiết nóng ẩm. Hạt thường bị nứt do lạm dụng phón phân hóa học và bón muộn.
Để khắc phục được tình trạng của loại bệnh này cần lưu ý những điều sau:
- Người nông dân không bón phân trễ.
- Không lạm dụng bón quá nhiều phân.
- Đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ nước, đủ độ ẩm.
Sâu đục đầu quả
Sâu trưởng thành thường đẻ trứng trên mầm non và cuống quả vải. Thời điểm khi quả đang phát triển, sâu non phát triển và đục qua lớp biểu bì. Chúng ăn sâu vào hạt, di chuyển xuống gần cuống của quả và làm rụng. Sâu đục đầu quả gây hại cho cây từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm.
Cách phòng trừ:
- Nông dân nên thường xuyên quét dọn các cành lá khô, quả vải bị rụng. Nhờ đó làm giảm nguồn sâu sinh sôi.
- Thường xuyên thăm vườn. Phun thuốc phòng trừ vào các thời gian quan trong như tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày.
Những khó khăn hiện tại khi chăm sóc cây vải
Không chỉ riêng cây vải mà hầu hết các loại cây ăn quả khác. Kỹ thuật chăm sóc nói chung và phun thuốc trừ sâu nói riêng luôn gặp các vấn đề cản trở. Nhìn chung, cây vải là cây thân gỗ, cây cao nên việc phun thuốc thủ công không mang lại năng suất tối ưu. Như phương pháp thủ công thông thường, người nông dân thường dùng binh phun mang trên lưng, sử dụng vòi phun tay cầm. Tuy nhiên, vì đứng ở dưới đất nên ở những tầng lá cao cây không được chăm sóc và bảo vệ tốt. Ngoài ra, phun trên diện rộng dễ dàng xảy ra việc phun không đều thuốc và sót.
Lượng thuốc hóa học thường còn tồn dư trên nông sản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cạnh đó, người nông dân không được bảo hộ sức khỏe do phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc hóa học.
Đa phần ở khu vực miền Bắc, diện tích cây trồng nhiều, phương pháp phun thủ công lại không mang đến hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt là vấn đề thời gian. Thật khó để đảm bảo chu trình thời gian phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy định.
Ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây vải
Nắm bắt những khó khăn trên, iDrone giới thiệu máy bay phun thuốc cho cây vải với những tính năng vượt trội. Hiện tại, hệ thống máy bay đã có mặt trên nhiều tỉnh thành. Máy hỗ trợ người nông dân ở nhiều loại cây trồng mang đến hiệu suất cao.
Máy bay phun thuốc DJI Agras T30 được xem là giải pháp tối ưu cho nông nghiệp hiện nay. Nhờ vào công nghệ phun sương, thuốc được chuyển thành những dạng sương mù dễ dàng bao phủ lên lá và thân cây. Với những lá cây ở trên cao, máy bay dễ dàng phun thuốc mà không gặp chút khó khăn gì. Ngoài ra máy bay còn giúp người nông dân giảm được nhiều khoản chi phí. Máy bay giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thuê nhân công, chi phí điện, nước và thuốc cho cây.
Bên cạnh những lợi ích này, máy bay được trang bị bình phun với dung tích đến 30kg. Tầm phun thuốc lên đến 9m, tăng hiệu suất làm việc.
Với những ứng dụng tuyệt vời này, máy bay nông nghiệp được xem là một thiết bị không thể thiếu của người nông dân.