Lưu ý cách bón phân cho lúa để đạt năng suất cao

bón phân cho lúa

Tìm hiểu thông tin để bón phân cho lúa hợp lý. Người nông dân cần liên tục nâng cao trình độ chăm sóc cây trồng. 

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Quá trình phân giải nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết. Độ ẩm, nhiệt độ càng cao quá trình phân giải phân càng thuận lợi và diễn ra nhanh hơn. Cây trồng hấp thu phân bón được sớm hơn. Ngược lại, nếu độ ẩm và nhiệt độ càng thấp, cây trồng lâu có dinh dưỡng để hấp thu. Đồng nghĩa với việc bón phân cho lúa vụ mùa sẽ nhanh thấy kết quả hơn ở vụ xuân. Vì vậy, bón phân cho lúa phải theo dõi và quan sát kỹ diễn biến thời tiết.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của lúa được tính từ lúc gieo mạ cho đến khi lúa bắt đầu làm đòng.

+ Giai đoạn gieo mạ: khoảng 20 ngày tính từ khi gieo mạ đến khi lúa có khoảng 4-5 lá.

+ Giai đoạn đẻ nhánh: khoảng 40 ngày tính đến khi lúa bắt đầu làm đòng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa được tính từ lúc lúa làm đòng cho đến khi thu hoạch.

+ Giai đoạn làm đòng, trỗ bông, hình thành hạt là giai đoạn quyết định năng suất của lúa. Số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt –  là thời kỳ trực tiếp nhất đến năng suất thu hoạch.

Cách bón phân cho lúa theo từng giai đoạn

Để lúa sinh trưởng và phát triển tốt, bà con cần bón phân cho lúa theo từng giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Bón lót cho lúa

Bà con bón lót cho lúa bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân,  phân đạm, kali trước khi cày bừa lần cuối.

Cây lúa cần nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. Do vậy phân lân cần phải được bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Bà con nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để tiến hành gieo cấy.

Đối với các giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, thời tiết mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh, nên bón lót bằng nhiều phân kali.

Lượng đạm để bón lót bằng 1/3 số lượng phân bón. Nếu bà con cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày thì lượng đạm cần bón sẽ nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh

Đây là giai đoạn từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy lúa. Dành khoảng 1/2-2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh, giúp cho lúa đẻ nhánh nhanh chóng, tập trung và để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm. Trong các trường hợp: giống lúa ngắn ngày, giống lúa dài ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi cấy cao thì bà con cần bón thúc nhiều đạm.

Nếu như lúa được cấy trên đất phèn, đất chua thì nên bón bằng phân lân để hạn chế phèn và độc tố trong đất cũng như bổ sung đủ lân cho cây lúa. Cần dùng lân hạt để tránh phân lân bám dính lá gây cháy.

Giai đoạn 3: Bón thúc đòng

Giai đoạn này quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Khi bón phân thúc đòng cho cây lúa cần chú ý như sau:

  • Là giai đoạn sau khi gieo cấy lúa từ 40 đến 45 ngày, sử dụng phân đạm và phân kali.
  • Đối với các giống lúa đẻ ít nhánh thì cần chú trọng bón đón đòng và nuôi hạt giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn. 
  • Với các giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều thì nên dùng phân kali để bón thúc đòng.

Giai đoạn 4: Bón nuôi hạt

Giai đoạn này bà con nên phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc.  Có thể sử dụng loại phân NPK Max One F2, lượng phân bón 12-15kg/1000m2/lần.

Một số lưu ý khi bón phân cho lúa

Để đảm bảo bón phân cân đối cho lúa, bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Lượng đạm cần bón cho lúa vụ mùa, hè thu ít hơn vụ đông xuân. Đối với những diện tích lúa ở các tỉnh phía nam, vụ mùa do nắng nóng, chất chua nhiều, phèn bốc mạnh. Bà con cần bón nhiều lân hơn vụ đông xuân và thu đông.
  • Đối với các loại chân đất cát, xám, bạc màu cần bón nhiều Kali so với các loại đất khác. Do ở các loại đất này hàm lượng hữu cơ và sét thấp, vì thế bà con cần chia phân ra bón làm nhiều lần để giảm thất thoát phân bón.
  • Đất phèn, trũng, nghèo lân, có yếu tố sắt nhôm thì bà con cần bón nhiều lân để giảm độ độc của sắt và nhôm gây ra.

Liên hệ

Công việc rải phân bón cho lúa mất rất nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, rải phân bằng thủ công có thể xảy ra tình trạng phân bón không đồng đều. Hiện nay với sự trợ giúp của giải pháp máy bay rải phân cho lúa, công việc này được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều.

Sử dụng máy bay không người lái rải phân bón giúp giảm số lượng lớn lao động. Lượng phân bón sử dụng ít hơn. Giảm chi phí sản xuất. Khoảng cách các hạt phân được phủ xuống ruộng đồng đều và chính xác, tiết kiệm thời gian. Giúp cho việc sử dụng phân bón hợp lý phát huy hiệu quả tốt nhất. 

Trên đây là một số điều cần biết khi bón phân cho lúa. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0362.11.33.55

Website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

https://www.facebook.com/idrone.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55