Một số loại bệnh hại cây ăn quả có múi và cách phòng trừ?

một số loại bệnh hại cây ăn quả có múi

Các loại cây ăn quả có múi được trồng phổ biến ở Việt Nam như bưởi, cam, quýt, chanh… Những loại cây này mang lại lại giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, cây có múi sẽ gặp không ít vấn đề về sâu bệnh hại. Trong bài viết này, iDrone sẽ điểm một số loại bệnh hại cây ăn quả có múi.

1. Bệnh chảy gôm, thối rễ

a. Nguyên nhân

– Do 2 loại nấm chính là Phytophthora citrophthora và Phytophthora parasitica gây ra. 

– Do sau khi đậu quả cây thiếu chất dinh dưỡng, do sự biến đổi thất thường của thời tiết.

– Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp (15-25 độ C), ẩm độ cao, đất trồng ẩm ướt thường xuyên, thoát nước kém trong mùa mưa, vườn trồng dày, ít được tỉa cành tạo tán, bón phân không cân đối.

b. Triệu chứng

– Trên thân cây bệnh thường xuất hiện ở phần sát gốc, cổ rễ hoặc tại các vết ghép. Nấm xâm nhập vào thân gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ. Những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ có màu nâu, chảy nhựa, lúc đầu có màu vàng, sau đó khô lại có màu nâu trong (gôm). 

– Bệnh có thể phát triển nhanh làm thân xì mủ hoặc làm rễ chính bị thối. Bệnh trên lá làm cho các lá bị vàng, nhất là gân lá, sau đó lá rụng đi. Chồi bị xoăn, cành bị khô và chết. Trên quả làm quả bị thối nâu.

2. Bệnh thán thư

a. Nguyên nhân 

– Tác nhân gây hại do nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides hoặc cả 2 gây ra.

– Bệnh thường phát sinh khi cây bắt đầu có hoa, càng về cuối càng nhiều. Các lá phía dưới bị trước, sau lan lên các lá phía trên. Nếu bệnh phát sinh muộn tác hại không đáng kể. Đất thiếu canxi và magiê cây thường bị bệnh nặng.

b. Triệu chứng

– Trên cánh hoa vết bệnh có màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. 

– Trên trái, vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra. Trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen.

3. Bệnh vàng lá gân xanh

a. Nguyên nhân 

Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm vector lan truyền bệnh, ngoài ra còn lây lan qua mắt ghép. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng.

b. Triệu chứng

– Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.

– Bệnh này làm cây bị thiếu chất dinh dưỡng, để lại những quả xanh và xấu xí, không phù hợp để bán ra dưới dạng trái cây tươi hoặc nước ép trái cây. Phần lớn các cây bị nhiễm bệnh đều chết trong vòng vài năm.

4. Bệnh đốm đen

a. Nguyên nhân 

Bệnh này do nấm Diaporthe citri gây ra. Bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Chính vì thế thường thấy bệnh gây hại nhiều trong mùa mưa.

b. Triệu chứng

– Quan sát trên trái và lá có những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, xuất hiện trên vỏ của trái còn non. Sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám. Nếu nặng nhiều vết hoà lẫn nhau tạo thành mảng lớn.

Cách phòng trị một số loại bệnh hại cây ăn quả có múi

a. Biện pháp phòng tránh

– Sử dụng các cây giống kháng bệnh. Dùng gốc ghép kháng bệnh như cam chua, cam 3 lá… vết ghép phải cách mặt đất 30-50cm để hạn chế nấm bệnh xâm nhập qua vết ghép.

– Đất trồng phải thoát nước tốt, không nên tủ gốc trong mùa mưa, tưới ẩm cho cây trong mùa khô.

– Trồng với mật độ thích hợp, hàng năm cần vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành quá sát mặt đất để cây thông thoáng.

– Tránh gây những vết thương cơ giới ở vùng rễ và thân gần gốc khi chăm sóc, trèo hái quả.

– Dọn sạch tàn dư trong vườn tránh mầm bệnh lưu tồn.

– Sử dụng các loại phân có chứa đầy đủ đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh.

– Diệt côn trùng, đặc biệt là mối.

b. Phun thuốc đặc trị một số loại bệnh hại cây ăn quả có múi

– Khi phát hiện bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học để phun xịt cho cây. Khi sử dụng thuốc hóa học cần chú ý đúng thời điểm, liều lượng thuốc. Mặc đồ bảo hộ khi phun xịt.

Ngoài ra, người nông dân có thể sử dụng các dòng máy bay không người lái để phun thuốc cho cây trồng. Tiêu biểu như DJI Agras T10, DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras MG-1P… Hiện nay, công ty iDrone Việt Nam đã thành lập các trạm phun dịch vụ trên toàn quốc. Bà con nông dân có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Địa chỉ liên hệ:

Hotline: 0362 113355

website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55