Bên cạnh lựa chọn giống tốt, kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa cũng là yếu tố quan trọng không kém. Hơn nữa, thời tiết vụ mùa rất dễ phát sinh nhiều sâu bệnh hại, gây ảnh hưởng đến cây lúa. Chính vì vậy, bà con cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa để đảm bảo năng suất khi thu hoạch.
Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa: Bón phân thúc
Đối với lúa gieo
– Bón phân thúc lần 1 khi cây lúa có từ 2 đến 2,5 lá. Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối với lúa lai bón 2 kg đạm urê + 1,5 kg kali; đối với lúa thuần bón 1,5 kg đạm urê + 1kg kali; kết hợp giặm, tỉa tạo sự đồng đều trên ruộng để đảm bảo mật độ
– Bón thúc lần 2 khi cây lúa có từ 5 đến 6 lá. Đối với lúa lai bón 5 kg đạm urê + 2,5 kg kali; đối với lúa thuần 4kg đạm urê + 1,5 kg kali; kết hợp làm cỏ sục bùn, tỉa giặm những chỗ dày hoặc thưa quá để đảm bảo mật độ.
– Bón đón đòng: Khi lúa có đòng non (cứt gián): Đối với lúa lai bón 3 kg đạm urê + 4 kg kali; đối với lúa thuần bón 2,5 kg đạm urê + 2,5 kg phân kali.
Đối với lúa cấy
– Bón thúc phân lần 1 (sau cấy khoảng 10 đến 12 ngày, khi lúa bén rễ hồi xanh). Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối với lúa lai: Bón 4 kg đạm urê + 3-4 kg kali; đối với lúa thuần bón 4 kg đạm urê + 2 kg kali; kết hợp làm cỏ sục bùn trong ruộng lúa.
– Bón thúc lần 2 bón đón đòng khi lúa cứt gián. Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối với lúa lai, bón 3-4 kg đạm urê + 4 kg kali; đối với lúa thuần, bón 2 kg đạm urê + 3 kg kali.
Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa: Tưới nước
Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển. Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng. Đến giai đoạn trổ và chín (đặc biệt là giai đoạn trổ). Vì vậy việc cung cấp và duy trì mức nước hợp lý trên ruộng là cần thiết để lúa sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu mực nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng.
Sau cấy cần giữ ổn định mực nước trên ruộng từ 2 đến 3 cm. Khi lúa đẻ nhánh đạt 8 đến 9 dảnh/khóm cần tháo cạn nước phơi ruộng đến nẻ chân chim, sau đó tháo nước vào và giữ mực nước từ 3 đến 5 cm; đến khi lúa chín đỏ đuôi cần tháo nước khô dần cho đến khi thu hoạch.
Chú ý: Biện pháp tưới luân phiên có lợi cho bộ rễ phát triển mạnh. Cây lúa hút được nhiều chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu bệnh tật và sâu bệnh. Làm cho cây lúa chuyển từ thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Giúp cây lúa cho năng suất cao. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thực hiện được ở những vùng chủ động được nước tưới. Thường xuyên giữ mực nước trong ruộng nông từ 3 – 5 cm.
Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa: Phòng trừ sâu bệnh hại
Để việc phòng trừ dịch bệnh và sâu hại lúa có hiệu quả, nông dân cần thăm đồng thường xuyên. Nhằm phát hiện sớm các loại sâu bệnh. Cũng như thực hiện phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Khi phun thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách.
Theo từng giai đoạn, cây lúa thường gặp các loại sâu bệnh hại chính như sau:
- Giai đoạn từ khi lúa mọc đến đẻ nhánh (sau sạ khoảng 25 ngày): Rầy nâu
- Giai đoạn khi lúa đẻ nhánh đến có đòng (sau sạ khoảng 25-45 ngày): Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn (cháy lá) và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá
- Giai đoạn từ khi lúa có đòng già đến trổ chín: Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh vàng lùn – vàng lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, đốm vằn, vàng lá chín sớm và nhện gié
Máy bay nông nghiệp là thiết bị thông minh để kỹ thuật chăm sóc lúa mùa đạt hiệu quả hơn. DJI T25 là một chiếc máy bay có tải trọng tăng lên đáng kể. Điều này giúp rút ngắn thời gian làm việc. Tải trọng tối đa cho hệ thống phun là 20kg và tải trọng cho máy rải là 25 kg. DJI Agras T25 có thể giúp người nông dân hoàn thành công việc phun thuốc cho 12ha lúa. Tương đương với rải được 1 tấn phân bón chỉ trong vòng 1 giờ.
Bà con có nhu cầu tìm hiểu về DJI Agras T25 xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua những kênh dưới đây.
Hotline: 0362.11.33.55
Website: https://idrone.vn/
Email: contact@idrone.vn
https://www.facebook.com/idrone.vn/