Giải pháp đặc trị bệnh thối rễ sầu riêng nông dân cần nắm

bệnh thối rễ sầu riêng

Những năm gần đây diện tích cây sầu riêng gia tăng nhanh do nó có lợi nhuận kinh tế cao. Nhiều diện tích trồng tiêu ở miền Đông và Tây Nguyên chuyển sang trồng sầu riêng. Việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh cao để nhanh thu lợi làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại. Trong đó bệnh thối rễ sầu riêng là loại bệnh gây nhiều lo lắng cho nhà vườn.

Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh thối rễ sầu riêng

Nguyên nhân gây bệnh thối rễ sầu riêng

Bệnh thối rễ sầu riêng (hay còn gọi là bệnh vàng lá thối rễ) do nấm Fusarium sp., Phytophthora sp. hay Pythium sp. gây ra. Trong đó nấm Phytophthora palmivora là chủ lực. Ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ cũng tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.

Bệnh có thể gây hại trên vườn sầu riêng mới trồng hoặc vườn sầu riêng đã cho trái nhiều năm. 

Đọc thêm: Nông dân cần làm gì để phòng trừ sâu phao hại lúa hiệu quả 

Điều kiện thuận lợi gây bệnh thối rễ sầu riêng

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển gồm:

– Nguồn bệnh trong vườn: Ở miền Đông và Tây Nguyên, phần lớn các vườn sầu riêng được trồng trên các vườn hồ tiêu cũ. Khi trồng mới sầu riêng bà con không tiến hành xử lý đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng ở trong đất không bị tiêu diệt. Chúng tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng. Miền Tây thì tàn dư thực vật nhiễm bệnh bỏ trong mương vườn, bệnh lây lan qua nước tưới, dòng chảy mương vườn.

– Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa: Nấm Phytophthora xâm nhiễm rễ cây bằng động bào tử có roi bơi được trong nước, mùi rễ cây ngập nước hấp dẫn chúng đến tấn công và lây lan khắp nơi. Rễ cây bị ngập thiếu oxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, dễ bị nấm tấn công. Miền Đông mô trồng là mô âm dễ bị úng rễ khi mưa nhiều.

– Đất trồng thiếu phân hữu cơ. Chủ vườn bón nhiều phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dẽ chặt. Vi sinh vật có lợi ít, pH thấp hơn 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

Triệu chứng bệnh thối rễ sầu riêng

– Bệnh gây thối rễ cám, vỏ rễ tuột, rễ lớn thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công.

– Triệu chứng trên cây: Bệnh nhẹ cây ra đọt non chậm, hoặc không ra đọt so với cây bình thường, lá hơi bị vàng, chóp lá bị cháy. Khi bệnh nặng cả cây bị vàng lá và rụng nhiều. Cây còi cọc, các nhánh non đầu cành bị rụng hết lá và khô chết.

– Triệu chứng trên rễ: khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ mền bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra. Bệnh nặng làm rễ lớn bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, rụng lá. Toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây.

Biện pháp đặc trị bệnh thối rễ sầu riêng

Phòng bệnh

– Chọn đất trồng sầu riêng không bị ngập úng và có khả năng thoát nước tốt. (Nên chọn những vùng có đất đỏ bazan).

– Mua những giống sầu riêng chất lượng, sạch bệnh, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

Trồng sầu riêng với mật độ hợp lý để cây cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng đầy đủ. Tạo điều kiện thông thoáng vườn trong mùa mưa. 

– Cần cung cấp dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt bổ sung phân hữu cơ, tăng cường bón vôi cải thiện pH đất. 

– Tưới đủ nước, hợp lý theo nhu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Cần thiết kế hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây. Có thể tiêu nước nhanh trong mùa mưa, không làm cây úng nước. 

– Tỉa cành tạo tán thích hợp để vườn cây thông thoáng. Ánh sáng đầy đủ cho cây quang hợp. Đồng thời hạn chế ẩm ướt trong vườn. Tủ gốc trong mùa khô để giảm nóng và hạn chế bốc, thoát nước. Tuy nhiên không sử dụng tàn dư lá rụng do bệnh để tủ gốc. Có thể tận dụng các loại phế phụ khác không có mầm mống nấm bệnh.

– Phải thăm vườn thường xuyên và kiểm tra triệu chứng sâu bệnh trên từng cây sầu riêng.

Trị bệnh

– Phòng bệnh: Tưới Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic (500g + 500g/ 200 lít), tưới 10-15 lít/ cây tùy tuổi cây. Tưới 2-3 lần trong năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Kết hợp phòng trừ nấm Phytophthora trên thân cành (gây bệnh nứt vỏ chảy nhựa) bằng quét Norshield 86.2WG (50g/ lít nước) và trên lá (gây bệnh thối lá, thối trái) bằng phun Phytocide 50WP + Kaliphos (150g + 500ml/200 lít). Cây giống đem từ nơi khác về cũng phải xử lý tưới Eddy 72WP để hạn chế mầm bệnh trong bầu đất.

– Xử lý các tác nhân gây vết thương, mở đường cho nấm bệnh xâm nhiễm vào cây như tuyến trùng rễ, mối, sùng trắng, xén tóc. Dùng Carbosan 50EC (500ml/200 lit) tưới vào vùng rễ. (Trừ tuyến trùng, sùng trắng). Pha Termize 200SC 10ml/20 lít nước tưới vào gốc để trừ mối. Sau khi diệt xén tóc cần dùng Norshield 86.2WG (50g/lit) bôi quét vào vết thương.

– Trị bệnh: Phát hiện sớm triệu chứng bệnh. Tiến hành tưới Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic (500g + 500g/ 200 lít), tưới 10-15 lít/cây, tưới 2 lần cách 7-10 ngày lần. 7-10 ngày sau xử lý lần 2 khi thấy rễ non mới ra tiến hành bón nhẹ phân NPK giúp cây mau phục hồi.

Ứng dụng công nghệ vào chăm sóc cây sầu riêng

Bà con nông dân nên chủ động phòng chống bệnh thối rễ sầu riêng. Đặc biệt nên sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái. Bởi vì nó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, giải quyết tình trạng thiếu nhân công. Tăng năng suất cây trồng, bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây sầu riêng, xin vui lòng liên hệ iDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

Hotline: 0362 113355

website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55