Dịch vụ phun thuốc Thái Nguyên trên cây chè mang đến những hiệu quả đáng kể cho người nông dân.
Với diện tích hơn 20 nghìn ha, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích canh tác chè. Hầu hết ở các vùng chè của tỉnh, từ nhiều năm nay, người dân đã tạo dựng cho mình thương hiệu mạnh “chè Thái” thông qua chất lượng và độ an toàn thực phẩm cao: Tân Cương, Đồng Hỷ, La Bằng… và từng bước chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phẩm chất trà không ổn định cho sâu bệnh phá hoại. Vậy có cách nào để kiểm soát được điều đó?
Cây chè Việt Nam
Chè Việt vốn phát triển là nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Nhiều địa phương trong cả nước dần nổi tiếng hơn với những vùng chè bạt ngàn xanh. Từ các loại chè truyền thống cho đến chè mới xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, phẩm chất của cây chè lại không được ổn định do việc kiểm soát sâu bệnh hại không được đảm bảo.
Sâu bệnh trên cây chè
Cây chè được biết đến là một loại cây khó trồng bởi chúng dễ dàng bị nhiễm bệnh, nhiễm nấm. Dưới đây là ba loại bệnh thường gặp nhất trên cây chè.
Rầy xanh
Cả rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở phần búp lá non hút nhựa dọc gân lá. Điều này khiến lá biến dạng cong queo, trên lá có các đốm nhỏ vàng. Ít nghiêm trọng hơn thì lá chè có màu tía. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng thì lá ngắn hơn và khô nhất là trong điều kiện nắng nóng. Lá có thể bị khô từ đầu đến tận nách lá. Điều này gây thiệt hại do rầy không chỉ bởi hút hết nhựa cây mà còn gây tổn thương tế bào khiến cây chậm lớn, còi cọc, giảm năng suất và chất lượng chè.
Bọ xít muỗi
Sâu trưởng thành và ấu trùng của bọ xít muỗi gây hại do hút nhựa cây ở những phần non. Vết chích của bọ xít muỗi làm thành các vết sậm màu sau đó chuyển màu đen. Sâu trưởng thành gây nên vết chích lớn và thưa, ngược lại ấu trùng vết chích nhỏ và dày hơn. Lâu dần các búp và lá chè non bị mất nhựa và biến dạng cong queo, khô làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trà.
Nhện đỏ nâu
Là loại nhện thường hại lá bánh tẻ và lá già nhưng phát triển nhiều nên là loài gây hại nhiều nhất cho chè. Nhện hút nhựa gây rụng lá chè già ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Khi bị hại nặng búp chè bị rụng dẫn đến việc giảm năng suất chè, nếu bị hại trong thời gian dài gây thiệt hại nặng; Nhện vàng thường tấn công chồi non mới nhú gây hại trực tiếp đến năng suất chè. Nhện thường phá hại chè tái sinh sau khi thu hoạch. Sự tấn công có thể đột ngột nhưng phải mất thời gian dài chè mới hồi phục.
Sử dụng dịch vụ phun thuốc trên cây chè như thế nào cho hiệu quả?
Sâu bệnh hại trên những nương chè xuất hiện từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh. Chính vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc để bảo vệ cây chè là điều cần thiết. Vì vậy, giải pháp cần thiết có ý nghĩa kinh tế cho người trồng là đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
Máy bay không người lái điều khiển từ xa đã được sử dụng phun thuốc bảo vệ thực vật cho đồi chè tại tỉnh Thái Nguyên. Mỗi máy bay không người lái được cài đặt, định vị địa hình. Sau đó, thực hiện phun hỗn hợp nước và thuốc bảo vệ thực vật giúp tiết kiệm được thời gian đáng kể. Ngoài ra, người nông dân còn tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm nước và nhân công.
Qua kiểm tra cho thấy, hỗn hợp được phun dưới dạng sương sẽ thấm đều trên lá. Thực vật được tiếp xúc nhiều với thuốc, được bảo vệ khỏi sâu bệnh nhiều hơn, an toàn hơn trước. Cạnh đó, người dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật. Điều này giúp họ tránh được độc hại, bảo vệ sức khỏe chính mình và cho mọi người xung quanh.
IDrone tự tin vào sứ mệnh và tầm nhìn của chính mình, cất cánh nông nghiệp Việt ngày một vươn xa tầm thế giới.
Liên hệ với iDrone
Liên hệ ngay với iDrone để áp dụng giải pháp nông nghiệp vào việc chăm sóc cây trồng cho vườn của bạn. Để giải đáp thắc mắc của khách hàng, hãy liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết tại:
Website: https://idrone.vn/
Hotline 0362.11.33.55
Fanpage: https://www.facebook.com/idrone.vn/