Phân bón được xem là nguồn dinh dưỡng cung cấp các chất khoáng, ion cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa hồng. Cách bón phân cho hoa hồng đúng chuẩn sẽ giúp cây khỏe mạnh, hoa nở đẹp.
Cây hoa hồng cần những dinh dưỡng gì?
- Đa lượng: Lân(P), Đạm(N), kali(K)
- Trung lượng: Lưu huỳnh(S), Canxi(Ca), magie(Mg)…
- Vi Lượng: Kẽm(Zn), Sắt(Fe), mangan(Mn), đồng(Cu), molypden(Mo), bo(B), clo(CI)
Tất cả những nguyên tố trên đều là những nguyên tố rất cần thiết cho cây. Một chế độ bón phân và được áp dụng nhiều nhất là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố nêu trên.
Lợi ích từ việc bón phân cho hoa hồng nhà bạn là gì?
Bón phân cho hồng ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, nó còn đảm bảo sự phát triển ổn định,cân đối của cây hồng. Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ tác dụng và vai trò của việc bón phân. Vậy như thế nào là đúng và đủ?
- Phân giải dinh dưỡng và cung cấp các chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tan cho cây hoa hồng. Cần đảm bảo có đầy đủ các nguyên tố vi lượng; đa trung để cây khỏe mạnh.
- Cải tạo và phục hồi chức năng của đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Sau khi cây hút chất dinh dưỡng của đất thường để lại hậu quả là đất bạc màu; giảm độ phì nhiêu. Cần trả lại đặc tính sinh–lý–hóa cho đất. Phục hồi giá thể trồng hoa hồng và hệ đệm sinh học cho đất.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón, tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí. Phân bón phải chứa các vi sinh vật có lợi cho đất trồng. Các Fulvic và Acid Humic kích thích cho sự phát triển của hệ rễ để giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Giảm mất mát phân bón. Ngoài ra, Fulvic và Acid Humic còn tăng sức đề kháng cho cây với sâu bệnh và các yếu tố môi trường bất lợi như rét, hạn, nóng, úng.
- An toàn, thân thiện với môi trường và người sử dụng. Vì vậy bạn cần ưu tiên lựa chọn những dòng sản phẩm hữu cơ organic. Khi bạn lỡ tay bón quá liều lượng cũng không xảy ra tình trạng sốc phân, cháy cây.
Cách chăm sóc và bón phân cho hoa hồng
Chăm sóc và bón phân cho hoa hồng là bước quan trọng. Cần thực hiện chuẩn xác mới đảm bảo đem tới hiệu quả cao như chúng ta mong muốn. Thực hiện bón phân cần có sự cân đối, tính toán trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể mới giúp việc hoàn thiện có được kết quả cao như ý muốn:
- Thực hiện tạo rãnh từ 3 – 5 cm tại vị trí xung quanh thành chậu. Việc này giúp rải phân, lấp đất được thực hiện dễ dàng.
- Sau khi hoa hồng trước trồng từ 3 – 5 ngày thì lúc này tiến hành phun phân bón lá. Có trộn thêm phân trùn quế tưới cho cây. Lúc đó việc có thể cung cấp dinh dưỡng, bộ rễ phát triển tốt.
- Thời điểm cây hoa hồng bắt đầu ra rễ thì sử dụng phân NPK pha loãng, tỉ lệ là 20-20-15 tưới cho cây. Sau đó, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung thêm một lần.
- Mỗi lần bón phân cần bổ sung thêm phân trùn quế để có thêm chất hữu cơ, độ ẩm cần thiết cho đất.
- Khi cây hoa hồng đã cho hoa ổn định thì bổ sung chất hữu cơ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc. Thời điểm nên bón là khi hoa tàn, khi tải cành, bắt đầu mùa mưa; hoặc giữa mùa mưa, trước thời điểm hoa nở.
- Đối với từng giống hoa, với điều kiện trồng khác biệt thì chế độ bón phân cần có những thay đổi hợp lý. Lúc đó, tạo điều kiện lý tưởng để cây hoa hồng phát triển trở nên dễ dàng, hiệu quả cao hơn.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hoa hồng
Khi trồng bất kỳ loại cây nào thì việc đối diện với sâu bệnh hại cũng là điều khó tránh khỏi. Đối với trồng hoa hồng có một số loại sâu bệnh hại cần chú ý giải quyết. Điển hình như: Nhện đỏ, bọ trĩ, châu chấu, cào cào, đốm đen, rỉ sắt, thán thư trên hoa hồng.
Phòng trừ sâu bệnh hoa hồng không khó. Việc này cần được thực hiện đúng cách và chuẩn xác để cây phát triển khỏe mạnh. Bạn muốn có những vườn hoa đẹp, hãy đến với chúng tôi:
Hotline: 0362.11.33.55
Website: https://idrone.vn/
Email: contact@idrone.vn
https://www.facebook.com/idrone.vn/