Các loại sâu bệnh hại lúa và cách phòng trừ hiệu quả

các loại sâu bệnh hại lúa

Các loại sâu bệnh hại lúa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm làm ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch lúa. Vì thế bà con cần nắm được đặc điểm của sâu bệnh hại lúa cũng như các biện pháp phòng trừ sao cho hiệu quả nhất. 

1. Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Đặc điểm:

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến, bọ trĩ gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúc lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Bọ trĩ nhỏ, dài 1-2 mm. Con trưởng thành màu nâu hoặc đen, ấu trùng màu trắng sữa hoặc vàng lợt. Trứng rất nhỏ đẻ từng quả trên lá non khó thấy. Muốn phát hiện thấm ướt bàn tay rồi gạt ngang trên ngọn  lúa, nếu có bọ trĩ sẽ dính vào tay.

Lúa xuân muộn vào tháng 3,4 thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát triển nhất. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

 Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

– Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi vì ký chủ chính của bọ trĩ.

– Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

– Khi bọ trĩ xuất hiện nhiều nếu chủ động nước thì lấy nước vào ruộng ngập lúa 24 giờ sau đó rút nước ra.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun thuốc kịp thời.

2. Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Đặc điểm:

Rầy nâu là một trong các loại sâu bệnh hại lúa. Thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy nâu sống tập trung ở gốc lúa, bám quanh bẹ lúa nơi gần mặt nước, mật số cao có thể bám lên lá. 

Rầy nâu trưởng thành màu nâu, dài 3-5 mm cánh trong suốt. Rầy cái to hơn rầy đực. Rầy trưởng thành có 2 dạng: dạng cánh dài che hết bụng và dạng cánh ngắn không che hết bụng. Rầy trưởng thành dạng cánh ngắn không bay được, dạng cánh dài có thể bay rất xa. Rầy có cánh có xu tính với ánh sáng.

Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus trên lúa như bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá. Phân của rầy nâu chứa nhiều đường là môi trường cho các loại nấm phát triển. Đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh bồ hóng ở gốc lúa làm cản trở quang hợp. Rầy nâu hại giai đoạn trỗ, mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trổ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

Biện pháp phòng trừ:

– Dùng giống kháng hoặc ít nhiễm rầy nếu thuận lợi nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày.

–  Không bón phân đạm quá nhiều, không sạ cấy quá dày.

– Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối (khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy).

– Vụ Hè Thu và Mùa, có thể phun Nấm xanh (Metarhizium anisoplae) để hạn chế mật số rầy gia tăng

– Khi thấy rầy trưởng thành nhiều, tháo cạn nước 3 – 4 ngày cho rầy đẻ trứng ở bẹ lá lúa sau đó cho nước vào để làm thối trứng.

– Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phun không cần rẽ lúa.

3. Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Đặc điểm:

Sâu cuốn lá nhỏ là các loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quang trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

Bướm màu vàng nâu, mỗi cánh trước có 2 đường vằn ngang. Trứng màu trắng trong dạng bầu dục, đẻ rải rác trên mặt lá gần gân chính. Sâu màu xanh lá mạ ửng vàng lợt, khi động đến thì búng mạnh và nhả tơ. Nhộng màu nâu sậm.

Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới. Thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6- 9 giờ tối), ngày trời mưa hoặc râm mát thì có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày. Sâu non đẩy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng hoặc hoá nhộng ngay trong bao cũ.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

– Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu).

– Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

– Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6-9 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. 

4. Sâu đục thân bướm 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker

Đặc điểm:

Bướm sâu đục thân là một trong các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. Sâu có 2 chấm có cánh màu vàng lợt, trên mỗi cánh trước có 1 chấm đen ở giữa. Ổ trứng hình nửa hạt đậu thường được đẻ trên lá lúa có một lớp lông tơ che phủ. Mỗi ổ trứng có 30 – 100 trứng. Sâu non tuổi nhỏ màu trắng sữa, lớn màu vàng lợt sống trong thân lúa. Nhộng màu vàng trong thân cây gần gốc lúa.

Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng. Bướm ban ngày ẩn nấp trong khóm lúa, lùm cỏ, hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích ánh sáng đèn.            

Giai đoạn đẻ nhánh, cây lúa dễ bị gãy, đọt lúa bị héo khô có thể rút ra dễ dàng. Nếu lúa đã trổ, sâu cắn đứt thân làm cho bông lúa bị héo khô, bạc trắng gọi là bông bạc.

Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

– Bón phân cân đối, hợp lý.

– Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

– Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2  trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2  cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole

Kỹ thuật phun thuốc bằng máy bay không người lái cho cây lúa

Lúa có đặc thù là trồng dày và rộng lớn, việc phun thuốc cho cây lúa rất mất thời gian, gặp nhiều khó khăn. Việc phun bằng phương pháp thủ công tốn rất nhiều nhân công, thời gian phun lâu, lãng phí thuốc do khó kiểm soát được chính xác lưu lượng.

Chính vì vậy công nghệ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái ra đời. Công nghệ này đã nhanh chóng được ưa chuộng nhờ những ưu điểm như: tốc độ phun nhanh, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, tăng năng suất và phẩm chất quả khi thu hoạch.

Liên hệ

Để được tư vấn giải pháp phun thuốc cho lúa bằng máy bay không người lái, bà con vui lòng liên hệ với công ty iDrone Việt Nam.

iDrone Việt Nam là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về máy bay không người lái, các thiết bị bay nông nghiệp. 

Hotline: 0362.11.33.55

Website: https://idrone.vn/

Email: contact@idrone.vn

https://www.facebook.com/idrone.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55