Bệnh hoa cúc lúa gây hại diện rộng và ảnh hưởng đến chất lượng sản lượng lúa rất lớn. Vì vậy, bà con cần lưu ý phát hiện và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời.
Bệnh hoa cúc lúa là gì?
Bệnh hoa cúc lúa là bệnh phổ biến dễ nhận biết. Bệnh có những bao nấm hồng bao phủ cả bề mặt vỏ hạt lúa. Vì những bao nấm bao phủ bên ngoài nên hạt lúa dễ bị lép, và có mùi mốc, biến đổi màu. Ban đầu nấm có màu hơi hồng sau đó phát triển lên đến kích thước 1cm. Và chuyển dần sang màu vàng như hoa cúc. Vì vậy tên gọi bệnh hoa cúc lúa ra đời.
Bệnh đã từng gây hại diện rộng nhiều quốc gia trên thế giới. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nông nghiệp.
Nguyên nhân gây bệnh hoa cúc lúa
Bệnh do nấm đen gây ra, có hình tròn và hình bầu dục. Khi nấm còn non thì nhạt màu, trơn nhẵn. Khi nấm già thì bề mặt sần sùi và kích thước có thể lên đến 1cm.
Có hai kiểu nhiễm bệnh hoa cúc lúa. Một kiểu nhiễm bệnh sớm, khi hạt chưa già. Bầu hoa lúa sẽ bị phá huỷ và không cho ra đòng luôn. Kiểu thứ hai là kiểu nấm bao quanh hạt già. Chất lượng hạt sẽ bị đi xuống. Hạt lép và thậm chí là không có hạt.
Vì bệnh do nấm gây ra nên bắt buộc phải phun thuốc mới có thể phòng trừ. Trong điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, bệnh sẽ phát triển rất nhanh. Đặc biệt là thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao, bón đạm vào cuối vụ.
Bệnh hoa cúc lúa gây hại như thế nào?
Bệnh hoa cúc lúa gây hại trực tiếp đến chất lượng cây lúa. Những hạt lúa bị nấm bao quanh sẽ có mùi mốc, hạt lép. Thậm chí là không ra hạt lúa. Vì vậy gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con.
Bệnh hoa cúc lúa gây giảm sản lượng lúa gạo. Những hạt lép, hạt trống đều không có giá trị sử dụng. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây lan qua từng mùa. Vì vậy, có thể xem là một nguồn lây bệnh hại nghiêm trọng.
Biện pháp phòng trừ bệnh hoa cúc lúa
Trước hết bà con ưu tiên chọn những giống lúa khoẻ để có sức đề kháng chống chọi dịch bệnh. Trước khi ủ giống, xử lý hạt giống kỹ lưỡng qua nhiệt độ cao. Hạt giống ở những ruộng đã từng bị bệnh tuyệt đối không được sử dụng.
Các biện pháp liên quan đến kỹ thuật và phương pháp trồng lúa bao gồm: Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm. Không cấy và sạ lúa mật độ quá dày. Bón phân NPK cân đối theo đúng hướng dẫn nặng đầu, nhẹ cuối. Càng về giai đoạn sau trưởng thành càng nên bón ít phân.
Đặc biệt cần phun thuốc trừ bệnh hoa cúc luá theo hướng dẫn của bộ nông nghiệp. Phun thuốc kịp thời, tránh bùng dịch. Và phun bằng máy bay nông nghiệp để thuốc được trải đều đến từng tán lá. Các loại thuốc đặc trị chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả phòng bệnh cao cho bà con.
Phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp phòng bệnh hoa cúc lúa
Phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp giúp bà con khắc phục nhiều điểm yếu cuả phương pháp truyền thống. Bà con không phải tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Chỉ cần đứng trên bờ và sử dụng điều khiển từ xa để sử dụng thiết bị. Đảm bảo đồng đều cho cây trồng. Nên việc dập dịch diễn ra nhanh chóng và đảm bảo. Tránh tình trạng lây lan dịch bệnh.
Thiết kế của máy bay nông nghiệp nhỏ gọn, không cần đường bay vẫn có thể điều khiển. Nên việc sử dụng khá dễ dàng và không chiếm nhiều diện tích.
Hệ thống phun thuốc được thiết lập sẵn ghi nhớ điểm phun tự động. Bà con không lo sợ phun sót, phun thiếu. Máy bay có thể ứng dụng trên mọi loại địa hình từ miền núi đến đến đồng bằng. Không chỉ phun thuốc cho cây lúa, máy bay nông nghiệp còn phun thuốc cho các loại cây ăn quả.
Đọc thêm: Bao lâu sau khi phun thuốc sâu bao lâu thì ăn được?
Mua máy bay nông nghiệp ở đâu?
iDrone là đơn vị chuyên phân phối những thiết bị máy bay nông nghiệp công nghệ cao. Ứng dụng trong nông nghiệp. Thiết bị được xem là trợ thủ đắc lực của nhà nông. Bà con ai cũng mong muốn có thể sở hữu sản phẩm này. Mỗi mẫu máy lại có mức giá thành khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, bà con lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hoặc có thể sử dụng dịch vụ của trạm phun. iDrone đã và đang thành lập những trạm dịch vụ trên khắp tỉnh thành trên toàn quốc. Bà con quan tâm có thể liên hệ tới chúng tôi qua các kênh:
Hotline: 0362.11.33.55
Email: contact@idrone.vn
Website: https://idrone.vn