Lúa mì là một trong những cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Bởi chính sự phổ biến của các loại thực phẩm làm từ lúa mì có nhu cầu rất lớn. Vậy làm thế nào để loại lương thực này phát triển tốt nhất, mang lại năng suất chất lượng hiệu quả nhất. Đó là phải biết mùa vụ trồng lúa mì. Idrone sẽ giới thiệu đến bạn mùa vụ trồng lúa mì sao cho hiệu quả nhất, cùng tham khảo nhé.
Nguồn gốc lúa mì
Lúa mì là loại ngũ cốc đầu tiên được thuần hóa và có khả năng tự thụ phấn tạo ra nhiều giống thuần. Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á (khu vực Trung Đông ngày nay). Năm 3000 TCN lúa mì đã xuất hiện và khoảng 1 thiên niên kỷ sau nó tới Trung Quốc. Sau đó, nó tiếp tục lan rộng ra châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Đến ngày nay, lúa mì đã trở thành cây lương thực chủ yếu.
Các giống lúa mì phổ biến
Có 3 loại giống lúa mì chính được sử dụng.
- Lúa mì thông thường: được sử dụng để làm bánh mì.
- Lúa mì cứng: được sử dụng để làm mì ống như mì spaghetti, nui.
- Lúa mì dạng gậy: được sử dụng làm bánh bông lan, bánh quy, bánh ngọt.
Ngoài ra, còn một số giống lúa mì khác được dùng trong công nghiệp để sản xuất tinh bột, mạch nha, gluten, rượu và các sản phẩm khác.
Mùa vụ trồng lúa mì
Mùa đông và mùa xuân là mùa vụ trồng lúa mì trong năm.
Lúa mì mùa đông: vào mùa thu lúa mì được gieo hạt và chúng phát triển trong thời gian ngắn rồi rơi vào trạng thái ngủ đông. Khi xuân đến, chúng tiếp tục phát triển và được thu hoạch vào đầu hè.
Lúa mì mùa đông có lượng khoáng chất cao hơn lúa mì mùa xuân. Loại lúa mì này thường được trồng ở những vùng có mùa đông tương đối hanh khô và không quá khắc nghiệt.
Lúa mì mùa xuân: được gieo trồng vào mùa xuân và thu hoạch vào cuối hè. Lúa mì mùa xuân được trồng ở vùng có mùa đông khắc nghiệt. Và loại lúa mì này thường chứa nhiều gluten hơn lúa mì mùa đông cùng loại.
Để lúa mì phát triển và cho năng suất cao, người nông dân phải theo sát mùa vụ. Gieo trồng hạt đúng mùa vụ sẽ giảm thiểu được dịch bệnh, các loại dịch bệnh trên cây lúa mì, chủ yếu gây ra bởi nấm, vi khuẩn và virus. Các loài động vật gây hại như chim, loài gặm nhấm cũng phá hoại nghiêm trọng trong mùa vụ khi chúng ăn hạt giống mới gieo hoặc cây con. Chúng cũng có thể phá hoại mùa màng cuối vụ khi ăn hạt trưởng thành. Vì vậy, con người chúng ta cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để giảm thiểu mất mát mùa vụ.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Chăm sóc
Bón phân đầy đủ cho lúa, không quá nhiều và cũng không nên quá ít. Tưới nước theo yêu cầu sinh lý của cây lúa và thực tế đồng ruộng. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh.
Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay nông nghiệp để phòng trừ sâu bệnh
Khi thấy xuất hiện các đối tượng gây hại cho cây phải phun phòng ngay. Phun đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng liều lượng.
Để giống lúa mì được phát triển tốt nhất, nâng cao năng suất, mang lại thu nhập cao, người nông dân nên ứng dụng máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu. Bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích lớn như:
Lợi ích về kinh tế: tiết kiệm thuốc, nhân công, thời gian, không làm dập nát lúa như phun thủ công…;
Lợi ích về sức khỏe (giảm nguy cơ ngộ độc, không mệt mỏi, mất sức lao động…);
Lợi ích cho môi trường (giảm tồn dư thuốc BVTV, giảm ô nhiễm nước, đất, không khí…);
Lợi ích từ công nghệ (máy bay có lập trình chính xác phun không bỏ sót, phun được các địa hình khác nhau, nhận biết lượng thuốc trong bình, phun được cả ban đêm giúp bà con tranh thủ thời gian để dập dịch hiệu quả…).
Địa chỉ liên hệ:
Bà con nông dân quan tâm đến dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái có thể liên hệ với công ty iDrone Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp về máy bay không người lái trong nông nghiệp, máy bay phun thuốc, máy bay rải phân, pin, sạc máy bay.
Website: https://idrone.vn/
Hotline: 0362.11.33.55
Email: contact@idrone.vn
Facebook: https://www.facebook.com/idrone.vn/