Sâu bệnh luôn tồn tại cùng với sự phát triển của cây trồng. Bà con cần lưu ý để thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho cây. Sâu bệnh hại nhãn phát triển rất nhanh chóng, không bỏ qua giai đoạn vàng trừ bệnh.
Bọ xít – sâu bệnh hại cây nhãn nguy hiểm
Bọ xít là sâu bệnh quen thuộc trên các loại cây như nhãn, vải. Sâu bệnh thường đẻ trứng ở mặt dưới của lá nhãn. Thời gian phát triển của trứng từ 9-12 ngày. Khi thành sâu con có thể vùng vòi chích những chồi non, cuống hoa, lá cây…Những chùm quả non từ đó dễ héo, thối cuống… ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của cây nhãn.
Thời điểm bọ xít phát triển nhất là vào tháng 11, tháng 1 hàng năm. Nhiều bà con dùng biện pháp thủ công bắt bọ xít vào đêm tối. Kết hợp đồng thời với các phương pháp phun thuốc diệt bọ.
Xén tóc – sâu bệnh hại cây nhãn chuyên đục thân và vỏ
Hết thời điểm bọ xít phát triển thì bà con lại lưu ý sâu xén tóc. Xén tóc sinh trưởng mạnh vào tháng 5,6 hàng năm. Thời điểm cây bắt đầu đậu quả. Chính vì vậy bà con cần lưu ý đặc biển loại sâu này. Xén tóc chích quanh thân cây tạo thành những đường sần sùi. Sau đó ăn sâu dần vào thân cây. Sau thời gian nhất định thân cây sẽ gẫy ngang hoặc có dấu hiệu yếu dần.
Bà con có thể dùng mắt thường quan sát. Khi thân cây có những vết đục thân thì dùng thuốc phun trực tiếp. Dùng bông thấm thuốc nhét vào lỗ thân cây. Hoặc dùng những cây thép dài chọc sâu vào bắt xén tóc ra. Sau khi nhãn thu hoạch thì dọn dẹp vườn tược sạch sẽ. Quét vôi lên những gốc cây để cây phát triển tốt.
Sâu bệnh hại nhãn gây bệnh cháy lá cây
Ngay từ tên gọi bà con đã có thể hình dung ra bệnh cháy lá cây. Những đốm nhỏ đen hoặc nâu ban đầu xuất hiện ở giữa hoặc viền lá. Sau đó thì xuất hiện trên toàn lá cây với những mảng cháy rõ rệt. Để lâu ngày, lá tự khô và rụng đi. Thiếu lá cây thì cây xanh không thể quang hợp. Chính vì vậy, quả không đậu và cây sẽ héo úa dần.
Bệnh cháy lá do virus gây ra nên bắt buộc bà con cần phun thuốc phòng trừ. Đồng thời thu gom những lá bệnh, cây có sâu bệnh sau mỗi lần thu hoạch sạch sẽ. Trong quá trình chăm sóc cây cần thường xuyên tưới phân, tưới nước đầy đủ. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cây phát triển mạnh mẽ.
Sâu bệnh hại cây nhãn gây bệnh phấn trắng
Nhãn là loại cây mang lại sản lượng cao. Trung bình một cây nhãn cho thu hoạch từ 1-2 tạ nhãn/mùa. Quả nhãn ngọt nên nhiều bà con thích ăn. Quá trình trồng nhãn luôn có những loại sâu bệnh hại. Bệnh phấn trắng thì khiến cho hoa nhãn bị xoắn vặn, cháy khô. Không đậu được quả. Vì vậy sâu bệnh này được xem là khắc tinh số 1 của cây nhãn.
Từ hoa cho đến quả đều bị ảnh hưởng khi nhiễm phấn trắng. Qủa sẽ còi cọc, có màu nâu rồi teo dần đi. Không cho thu hoạch. Bà con khắc phục và phòng ngừa bệnh phấn trắng bằng cách phun thuốc sâu theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên. Đồng thời đảm bảo khu vườn luôn ngập tràn ánh sáng, thông thoáng. Ánh sáng xuyên qua các kẽ cây thì sẽ đảm bảo được sự phát triển của cây nhãn.
Ngoài những sâu bệnh hại nhãn kể trên, bà con thường xuyên gặp những loại sâu bệnh hại khác như: đốm mốc, rệp sáp.
Hướng dẫn bà con phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại nhãn
Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay có máy bay phun thuốc phục vụ nhu cầu của bà con. Máy bay thực hiện trên mọi địa hình, giúp rút ngắn thời gian phun thuốc. Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân công lao động. Bà con có thể phun nhiều nhà cùng thời điểm. Được phổ biến tại Việt Nam từ vài năm trở lại đây, thiết bị được xem là trợ thủ đắc lực cho nhà nông. Giống như một bước đột phá giúp bà con yêu thích hơn công việc đang làm.
Trên thị trường có nhiều đơn vị cùng phân phối thiết bị này, trong đó có iDrone là đơn vị nổi bật và uy tín. iDrone mở những trạm dịch vụ khắp nơi trên toàn quốc để bà con có cơ hội trải nghiệm thiết bị. Sau đó mới quyết định về việc đầu tư máy bay nông nghiệp. Bà con quan tâm đến những sản phẩm liên quan nông nghiệp. Có ứng dụng công nghệ cao và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, có thể liên hệ tới iDrone qua các kênh sau.
Đọc thêm: Tại sao sâu đục thân hại lúa là mối lo lớn của nông dân?
Địa chỉ liên hệ:
Hotline: 0362 113355
Website: https://idrone.vn/
Email: contact@idrone.vn
Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889