Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ sau khi gieo sạ 40 ngày thường là giai đoạn làm đòng. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cây lúa. Bởi nó là thời kỳ hình thành số hạt trên mỗi bông lúa. Vậy lúa 40 ngày xịt thuốc gì để tăng năng suất chất lượng? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Lúa 40 ngày bón phân gì?
Tác dụng của bón phân cho lúa 40 ngày
Giai đoạn lúa được 40 ngày tuổi là giai đoạn làm đòng. Đây là giai đoạn có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa của cả vụ. Trong giai đoạn này bà con nên đảm bảo bón lượng phân cần thiết cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây lúa. Bón phân đón đòng đúng lúc để cây lúa có đủ dinh dưỡng nuôi đòng, nuôi bộ lá và bộ rễ tốt. Nhằm bảo vệ cây lúa không bị tổn thương bởi dịch hại tấn công.
Bón phân bổ sung dinh dưỡng đúng thời điểm. Bón đủ đạm giai đoạn này giúp quá trình phân chia tế bào diễn ra mạnh (số hạt/bông sẽ tăng). Đạm tạo ra màu xanh của bộ lá đòng. Đây chính là nhà máy tổng hợp khí CO2 và H2O để tạo ra đường bột. Tránh bón muộn vì đòng đã hình thành rồi sẽ không gia tăng được số hạt/bông, gây ảnh hưởng năng suất. Đồng thời bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng giúp cho cây lúa cứng cáp hơn, chống đổ ngã.
Trong giai đoạn này, bà con chú ý thăm đồng thường xuyên. Khi quan sát thấy 2 cổ của lá trên cùng bằng nhau, lá thứ hai từ trong ngọn tính ra có hiện tượng thắt eo. Xé lá lúa ra thấy đòng 1mm thì bón phân ngay giai đoạn này là chính xác nhất.
Các loại phân bón cần thiết trong giai đoạn này
Để việc bón phân đón đòng mang lại hiệu quả cao nhất, khi phát hiện 50% diện tích lúa có đòng dài từ 1-20mm, bà con cần bón bổ sung Kali và Đạm cho lúa. Trong giai đoạn này, lượng Kali nên bón cho cây lúa chiếm 70%. Lượng đạm chỉ bón 30% theo quy trình chăm sóc cây lúa. Lượng bón phân cho 1 sào Bắc Bộ như sau:
– Giống lúa thuần: bón 3,5kg Kali + 0,5-1kg đạm Ure
– Giống lúa lai: bón 4kg kali + 0,5-1kg đạm Ure.
Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Nếu cây lúa vẫn thấy thiếu dinh dưỡng nên bón bổ sung thêm cho cây. Với thời gian cách nhau 2 tuần và lượng bón 2-3kg kali + 0,5-1kg. Lưu ý: Chỉ nên bón phân cho cây lúa ở khu vực nào phát triển chậm, không nên bón đồng loạt cho cây sẽ gây lãng phí.
Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thì giai đoạn làm đòng cần cung cấp nước cho cây. Đây là điều rất cần thiết. Ở giai đoạn cây làm đòng trên ruộng lúa phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây lúa. Mực nước trong ruộng phải đạt từ 5-7cm.
Lúa 40 ngày xịt thuốc gì?
Giai đoạn lúa được 40 ngày tuổi, chúng ta cần lưu ý một số loại sâu, bệnh hại như: sâu lá, rầy nâu, đạo ôn cổ bông, khô vằn… Đặc biệt trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng ít thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Vì vậy bà con cần chú ý đặc biệt đến các loại sâu bệnh này.
Bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại tấn công cây lúa. Từ đó liên hệ với cán bộ bảo vệ thực vật hoặc cán bộ khuyến nông ở địa phương để có biện pháp phun trừ hiệu quả.
Phun thuốc trừ sâu cho cây lúa bằng máy bay không người lái
Bất kỳ một tổn thương nào trong giai đoạn làm đòng cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Vì vậy việc bón phân đón đòng và phòng trừ các đối tượng dịch hại ở giai đoạn này là hết sức quan trọng. Để đạt hiệu quả bón phân cũng như xịt thuốc bảo vệ thực vật cao, bà con nên áp dụng công nghệ vào sản xuất. Tiêu biểu là việc ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây lúa.
Với các dòng sản phẩm tiêu biểu như DJI Agras T10, DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras MG-1P… Các trạm dịch vụ phun thuốc trừ sâu đã được công ty iDrone Việt Nam thành lập trên toàn quốc. Nhờ sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu mà bà con có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí sản xuất. Cụ thể như chi phí mua thuốc trừ sâu, chi phí thuê nhân công phun… Ngoài ra, hiệu suất phun cao giúp trừ sâu hại nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ đó năng suất cây trồng được nâng lên, chất lượng nông sản đảm bảo.
Địa chỉ tư vấn dịch vụ máy bay phun thuốc trừ sâu:
Hotline: 0362 113355
website: https://idrone.vn/
Email: contact@idrone.vn
Facebook: https://m.facebook.com/101914515286889