Làm sao để phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa hiệu quả nhất?

sâu bệnh hại lúa mùa

Để chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại lúa mùa cần hiểu và có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Bà con có thể tham khảo thực hiện cùng IDrone để có một vụ mùa đạt năng suất cao.

Sâu bệnh hại lúa mùa ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa

Giống lúa được chọn thường sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên thời tiết mưa lại là điều kiện thuận lợi cho một số sâu, bệnh phát sinh và gây hại. Dù mưa rào và dông rải rác, hay những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đều có thể ảnh hướng đến cây lúa. Thời tiết cùng với từng giai đoạn phát triển của lúa sẽ có những loại sâu gây bệnh chính cần chú ý. Điển hình là sâu cuốn lá, rầy nở rộ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn … phát sinh phát triển, gây hại nặng cho lúa.

Trên cây lúa thường có một số đối tượng sâu bệnh hại lúa như sau:

Các loại sâu hại gồm có bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá…

Các loại bệnh hại:  bệnh đốm vằn, bệnh cháy lá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Ngoài ra còn có chuột hại và ốc bươu vàng gây hại.

Giai đoạn từ khi lúa mọc tới đẻ nhánh: (sau sạ trong khoảng 25 ngày).

Đối tượng quan trọng nhất thời kỳ này là rầy nâu. Cần chú ý cả rầy trưởng thành di trú sang và đợt rầy cám đầu tiên trên đồng ruộng. Tác hại trực tiếp là hút nhựa làm cây lúa sinh trưởng kém. Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới lan truyền bệnh lúa vàng lùn và lùn xoắn lá. Hai bệnh này cũng bắt đầu phát sinh gây hại nặng cho lúa và là nguồn phát triển bệnh trên đồng ruộng sau này.

Dùng thuốc hoá học xử lý giống có thể hạn chế rầy nâu và bọ trĩ thời gian đầu sau khi lúa mọc. Nếu mật độ rầy trưởng thành di trú nhiều cần dùng các loại thuốc đặc hiệu diệt trừ nhanh. Thời kỳ này lúa còn nhỏ dễ diệt trừ, nếu làm đồng loạt và tích cực có tác dụng rất lớn góp phần hạn chế sự phát triển của rầy ở các lứa sau. 

Giai đoạn lúa đẻ nhánh đến có đòng (khoảng 25-45 ngày sau sạ)

Đây là thời kỳ có nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại trên ruộng. Trong đó cần chú ý rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn (cháy lá) và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.

Lứa rầy nâu trưởng thành thứ 2 phát sinh khi lúa 35-40 ngày và sau đó 7-10 ngày rầy cám nở rộ. Nếu mật độ rầy trên 2 con/dảnh cần phun thuốc trừ, nhất là ở những ruộng có bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.  

Sâu cuốn lá nếu phát sinh gây hại ở mức độ khoảng 10% số lá thì phun thuốc trừ. Cần phát hiện và phun thuốc sớm khi sâu non còn nhỏ.

Bệnh đạo phát sinh gây hại phổ biến ở thời kỳ đẻ nhánh rộ. Nhất là trên các ruộng lúa tốt, bón nhiều phân đạm, ruộng không giữ được nước. Khi bệnh phát sinh cần hạn chế bón đạm, bón thêm kali, giữ nước ruộng và phun thuốc đặc trị.

Phát hiện kịp thời bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Khi bệnh phát sinh cần trừ rầy nâu triệt để, nhổ bỏ tiêu hủy các cây bị bệnh nặng và chăm bón đúng kỹ thuật. Phun các thuốc tăng sức đề kháng cho cây cũng góp phần hạn chế tác hại của bệnh 

Giai đoạn từ có đòng già đến trỗ chín

Sâu bệnh gây hại phổ biến vẫn là rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Bệnh đạo ôn chuyển sang hại cổ bông, cổ gié. Bệnh đốm vằn phát triển. Cá biệt có nhện gié và bệnh vàng lá chín sớm.

Rầy nâu và cuốn lá thời gian này nếu phát sinh nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Vì vậy cần diệt trừ tích cực. Phát hiện phòng trừ kịp thời bệnh đốm vằn bằng bón thúc đủ kali;  giữ nước ruộng và phun thuốc đặc trị. Phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu trổ và vừa trỗ xong. Kết hợp dùng thuốc trừ bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và lem lép hạt vào 2 thời điểm này.

Nguyên tắc phun thuốc đạt hiệu quả cao

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, người nông dân phải tăng cường kiểm tra đồng ruộng; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại; chủ động có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa. Cần thực hiện sớm ngay từ đầu vụ, cần làm đồng loạt, liên tục và đều khắp.

Khi phun xịt thuốc trừ sâu bệnh hại phải theo “4 đúng”, gồm:

+ Đúng loại thuốc: theo khuyến cáo của địa phương, không pha trộn nhiều loại thuốc để phun.

+ Đúng liều lượng: pha thuốc theo đúng liều lượng và phun đủ lượng nước thuốc pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì của mỗi loại thuốc.

+ Đúng lúc: khi phát hiện  sâu non, hoặc bệnh mới xuất hiện trên rộng với mật số có khả năng gây thiệt hại lúa. 

+ Đúng cách: đúng vị trí sâu bệnh hại trên cây. Ví dụ đối với rầy nâu hướng vòi phun vào sát gốc lúa nơi rầy bu; không được phun trên ngọn lá lúa. Trước khi phun thuốc nếu có điều kiện nên cho nước ngập ruộng để rầy di chuyển lên cao, xịt dễ trúng rầy hơn.

Dịch vụ phun thuốc trừ sâu không người lái của iDrone phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu là biện pháp phòng trừ sâu bệnh tối ưu được nhiều nơi đang áp dụng hiện nay. Đây là một cách thức mới, cải tiến và có nhiều ưu điểm. iDrone luôn tự hào là một trong những nhà phân phối chính hãng của DJI. Với các dòng máy bay như: DJI Agras T30, DJI Agras T20, DJI Agras T10,… hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bà con trong quá trình vận hành và bảo hành máy. 

Trải qua những năm hoạt động, dịch vụ luôn được bà con ủng hộ và tin tưởng. Những hiệu quả thiết thực mà máy bay mang lại cho nhà nông chính là niềm hạnh phúc của iDrone. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bà con dịch vụ máy bay tốt nhất.

Hãy liên hệ ngay với iDrone để được trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời.

Hotline: 0362.11.33.55

Email: contact@idrone.vn

Website: https://idrone.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0362.11.33.55